moitruongplus Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định TP.HCM đang trải qua cuộc chiến thật sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để phòng, chống dịch.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều tối 7/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định TP.HCM đang trải qua cuộc chiến thật sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để phòng, chống dịch. Do đó, thành phố phải nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch.

"Thành phố áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 0h ngày 9/7, thời gian áp dụng 15 ngày", ông Phong thông báo.

Từ ngày 27/5 đến nay, TP.HCM đã 4 lần thay đổi các biện pháp giãn cách xã hội về phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 31/5, TP.HCM bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 trên toàn thành phố và Chỉ thị 16 tại quận Gò Vấp; phường Thạnh Lộc (quận 12). Ngày 14/6, TP.HCM kết thúc đợt giãn cách đầu tiên nhưng số ca nhiễm không giảm, thành phố ghi nhận 871 ca nhiễm.

Ảnh minh họa

Từ ngày 15/6, TP.HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 15 toàn thành phố. Số ca nhiễm vẫn tăng, do đó, ngày 20/6, chính quyền TP.HCM ban hành riêng Chỉ thị 10 (hay còn gọi là Chỉ thị 15+) với yêu cầu giãn cách 1,5 m; không tập trung quá 3 người nơi công cộng; tạm dừng chợ tự phát...

Ngày 28/6, Phó chủ tịch Dương Anh Đức cho biết TP.HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 từ 0h ngày 29/6. UBND TP.HCM cũng ban hành Kế hoạch Tổ chức đợt cao điểm kiểm soát dịch Covid-19 từ 29/6 đến 10/7 với nhiều giải pháp cụ thể như: Tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng; tăng năng lực xét nghiệm; tăng giám sát nhóm nguy cơ cao...

TP.HCM phân nhóm mức độ diễn biến dịch. Theo đó, các nơi có nguy cơ rất cao gồm huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Bình Tân, Tân Phú và một phần của TP.Thủ Đức (quận Thủ Đức cũ). Nơi có nguy cơ cao là huyện Củ Chi, quận 1, 4, 5, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, và một phần của TP.Thủ Đức (quận 2 và 9 cũ). Các nơi có nguy cơ gồm huyện Cần Giờ, quận 7, 10, 11, và Phú Nhuận.

Sáng 5/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, thống nhất TP.HCM tiếp tục án dụng Chỉ thị 10, lập phương án kiểm soát chặt chẽ người ra, vào TP.HCM. Cách thức là kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính với nCoV được cung cấp qua mã QR code. Bộ Thông tin và Truyền thông được giao phối hợp với TP.HCM để hợp mã QR code với hệ thống thông tin về tiêm chủng vaccine, xét nghiệm và khai báo y tế.

TP.HCM hiện là ổ dịch lớn nhất cả nước.

Theo VNE

Các tin khác

fdgf
csfds
gdg
ewfefe

Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp.

Khánh thành công trình "Nhà ở lưu động" cho công nhân môi trường

Việc triển khai lắp đặt "Nhà ở lưu động" cho công nhân không chỉ đem lại những điều kiện làm việc tốt hơn mà còn góp phần giảm bớt gánh nặng và rủi ro cho các công nhân.

Nam Định: Đoàn xe tải chở cát vẫn tung hoành trên đê Hữu Hồng thuộc huyện Xuân Trường

Quá trình vận chuyển, đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá khổ, quá tải và chỉ che chắn sơ sài khiến cát rơi vãi đầy đường, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Tái diễn tình trạng đoàn xe tải chở đất gây ô nhiễm môi trường TP.Hạ Long

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, mọi hoạt động khai thác, vận chuyển đất tại một dự án ở phường Hoành Bồ (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã phải tạm dừng, thế nhưng tình trạng này đang tái diễn trong những ngày qua.

Thái Bình: Cần kiểm soát đoàn xe trọng tải lớn uy hiếp an toàn đê sông Luộc

Thời gian qua, tuyến đê hữu sông Luộc thuộc địa phận xã Điệp Nông (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), đang ngày đêm bị uy hiếp an toàn, ô nhiễm bụi bẩn bởi đoàn xe tải trọng lớn chở cát

Chợ Mới – An Giang: Cần kiểm tra bãi tập kết, chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường

ANTESCO, thuộc Công ty rau quả An Giang lập bãi tập kết rác tại An Thuận, tỉnh An Giang gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.