moitruongplus Quá trình kiểm tra phương án cưỡng chế công trình vi phạm là trạm trộn bê tông Đông Hà, cơ quan chức năng TPCẩm Phả phát hiện nhiều ‘lỗ hổng’ khi lập biên bản, xác định lỗi vi phạm, để quá thời hạn quy định mà không xử lý dứt điểm dẫn đến sai phạm kéo dài

Sau khi Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải loạt bài viết phản ánh về công trình xây dựng vi phạm là trạm trộn bê tông Đông Hà ở xã Cẩm Hải, TP Cẩm Phả gần 5 năm qua nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm. Ngoài ra, quá trình hoạt động không phép của trạm trộn này còn gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, nguy cơ mất an toàn giao thông, gây bức xúc dư luận thời gian qua.


Để xảy ra ‘lỗ hổng’, vi phạm trong quá trình lập biên bản, xác định lỗi vi phạm đối với trạm bê tông Đông Hà, trách nhiệm thuộc về ai?

Từ phản ánh trên, UBND TP Cẩm Phả đã chỉ đạo các đơn vị, phòng ban liên quan phối hợp với chính quyền xã Cẩm Hải lên phương án cưỡng chế, tháo dỡ công trình vi phạm là trạm trộn bê tông Đông Hà.

Tuy nhiên, đến nay các đơn vị này có dấu hiệu chậm trễ trong việc lên phương án, tổ chức cưỡng chế công trình trạm trộn bê tông Đông Hà theo chỉ đạo của UBND TP Cẩm Phả và theo quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tình trạng trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ với ông Đinh Ngọc Chiến - Phó Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả, thì được hướng dẫn làm việc với Phòng Quản lý đô thị thành phố để được cung cấp thông tin.


Chính quyền các cấp của TP Cẩm Phả có dấu hiệu ‘bất lực’ trong việc xử lý những tồn tại, vi phạm tại trạm bê tông Đông Hà, gây bức xúc dư luận xã hội thời gian qua

Sau đó, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Trường - Phó phòng Quản lý đô thị TP Cẩm Phả và được vị này thông tin như sau: Sau khi nhận được phương án cưỡng chế (trạm bê tông Đông Hà – PV) của UBND xã Cẩm Hải, chúng tôi đã rà soát lại quy trình xử lý vi phạm đối với trạm trộn này từ năm 2019 đến nay. Qua đó chúng tôi phát hiện nhiều ‘lỗ hổng’ trong quá trình lập biên bản, xác định lỗi vi phạm, để quá thời hạn quy định mà không có biện pháp xử lý dứt điểm dẫn đến sự việc kéo dài hơn 5 năm.

Liên quan đến việc xác định vi phạm lỗi đối với trạm bê tông Đông Hà, ông Trường cho hay, theo một số tài liệu ghi tháng 8/2019 hoàn thiện công trình, một số lại ghi là tháng 7/2019. Đến tháng 7/2021 thì mới lập biên bản xử phạt, mà theo quy định thì trong thời hạn 2 năm thì còn một bước nữa là xử phạt tiền, chứ không chỉ có bước khắc phục hậu quả. Vì thế đang bị mất một bước là thu tiền xử phạt.

Một vấn đề nữa, theo ông Trường, hiện tại xã Cẩm Hải cũng không xác định được có giấy tờ về đất hay không, xã chỉ cung cấp một giấy tờ mua bán giữa bà Châu (được cho là chủ sở hữu thửa đất đặt trạm bê tông Đông Hà – PV) với hộ gia đình cá nhân khác, nhưng vị trí thửa đất đó với trong bìa (Giấy chứng nhận QSDĐ - PV) có phải là một không thì chưa xác nhận. Vì vậy, việc bà Châu có đất và có quyền cho Công ty Đông Hà thuê đất để làm trạm trộn hay không cần phải xác định lại.


Bất chấp lệnh cấm của chính quyền, trạm bê tông Đông Hà vẫn ngang nhiên hoạt động trái phép, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Cũng theo ông Trường, thêm vấn đề nữa là liên quan đến thời hạn xử lý vi phạm, theo quy định chỉ 15 đến 20 ngày thôi nên thời hạn xử lý đã hết nên bắt buộc phải huỷ bỏ để  thay thế. Căn cứ vào những nội dung như thế nên Phòng Quản lý đô thị đang đề nghị hủy bỏ toàn bộ quy trình (xử lý vi phạm tại trạm bê tông Đông Hà – PV) để làm lại từ đầu, tránh trường hợp chính quyền bị khởi kiện ngược lại.

Trả lời câu hỏi của PV về trách nhiệm để xảy ra những ‘lỗ hổng’ và những sai phạm trong quy trình xử lý vi phạm đối với trạm bê tông Đông Hà, ông Trường cho rằng lỗi lớn nhất là sai từ ngay bước xác định lỗi vi phạm. Để xảy ra lỗi này là trách nhiệm của Đội trật tự xây dựng khi xác định lỗi xử phạt, nhận định cái lỗi chưa đảm bảo, chưa hoàn thiện các hồ sơ về đối tượng sử dụng đất, vị trí đất vi phạm mà đã đưa ra cái lỗi ấy là chưa đúng. Thời hạn xử lý chỉ có 15 đến 20 ngày mà không làm việc đó thì trách nhiệm là của họ thôi.

Đề cập đến việc xử lý trách nhiệm của những cá nhân, tập thể, đơn vị liên quan khi để xảy ra những lỗi sai khi xử lý trạm trộn này trong suốt 5 năm qua, ông Trường cho biết sẽ có đề xuất biện pháp xử lý lên UBND TP Cẩm Phả để xem xét trách nhiệm cụ thể.

Trước thông tin PV cung cấp về việc bất chấp chỉ đạo của UBND TP Cẩm Phả, UBND xã Cẩm Hải yêu cầu dừng hoạt động để xử lý dứt điểm sai phạm nhưng trạm bê tông Đông Hà vẫn ngang nhiên hoạt động không phép. Ông Trường nói sẽ báo cáo UBND TP Cẩm Phả và sẽ kiểm tra hoạt động của trạm này, nếu phát hiện có hoạt đông thì sẽ có biện pháp cụ thể như cắt điện, cắt nước… để dừng hoạt động.

Rõ ràng, để những vi phạm của trạm bê tông Đông Hà kéo dài suốt 5 năm mà chính quyền các cấp TP Cẩm Phả ‘bất lực’ trong việc cưỡng chế, tháo dỡ công trình vi phạm, thì nguyên nhân có phải do thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, hay do trình độ chuyên môn có ‘vấn đề’ của những tập thể, cá nhân, đơn vị liên quan của UBND TP Cẩm Phả, UBND xã Cẩm Hải khi tham gia giải quyết sự việc này. Câu hỏi, sự băn khoăn này của dư luận chúng tôi xin kính chuyển đến UBND tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo UBND TP Cẩm Phả để xem xét, đánh giá và thông tin minh bạch trước công luận.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sdasd
dạkhds
ggfg
ggfd

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp

Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.

UBND Thị xã Duy Tiên vào cuộc kiểm tra sau phản ánh Môi trường và Đô thị Việt Nam

UBND Thị xã Duy Tiên vào cuộc kiểm tra tình trạng cá nhân/ doanh nghiệp ngang nhiên xâm phạm lòng, bờ sông Hồng khi chưa được phép tại xã Mộc Bắc sau phản ánh Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Quảng Ninh: Giông lốc lật thuyền làm 4 người mất tích

Lực lượng chức năng thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đang khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích do lật thuyền xảy ra trên luồng sông Chanh vào rạng sáng nay.

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.