moitruongplus Khẩn trương giải “bài toán” nước sạch, trong đó trọng tâm là đẩy nhanh các dự án cấp nước sạch, sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân, đồng thời hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương là mục tiêu của Hà Nội.


Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay, hệ thống nước sạch nông thôn Hà Nội có khả năng cung cấp cho khoảng 3,52 triệu người (880 nghìn hộ dân), tương đương 78% dân số nông thôn. Hà Nội còn 163 xã với hơn 1,46 triệu người (hơn 378 nghìn hộ dân) chưa được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. Trong đó có 134 xã đã giao nhà đầu tư thực hiện dự án cấp nước sạch nhưng chưa triển khai; 29 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất dự án.

Việc chưa có nước sạch ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân nông thôn. Đáng nói, việc triển khai mạng lưới cấp nước chậm muộn còn ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng nông thôn mới. 

Theo đại diện Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội: Khi "chấm điểm” nông thôn mới, nhiều địa phương vẫn đạt chỉ tiêu về nước sạch nhưng phải tính cả hệ thống lọc nước đơn lẻ trong các hộ gia đình. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch tập trung sẽ vừa bảo đảm chất lượng xây dựng nông thôn mới, vừa góp phần nâng cao đời sống người dân.

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Liên danh Công ty cổ phần nước Aqua One và Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống đang triển khai 3 dự án phát triển mạng lưới cấp nước (đã được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư) trên địa bàn các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức với quy mô 125 xã; 298.700 hộ, gần 1,2 triệu dân (28% dân số khu vực nông thôn của thành phố). Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020 nhưng đến nay đã quá thời gian mà nhiều hạng mục đầu tư vẫn chưa hoàn thành.

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có 100% người dân khu vực ngoại thành được sử dụng nước sạch, tháng 8-2021, Sở Xây dựng đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch hoàn thành các dự án phát triển nguồn cấp nước tập trung và các dự án phát triển mạng cấp nước sạch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị thành phố tập trung đôn đốc, chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai hoàn thành các dự án ưu tiên trong năm 2021, phấn đấu nâng tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận hệ thống nước sạch lên 80-85%. Đồng thời, Sở Xây dựng tiếp tục lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực triển khai các dự án phát triển mạng lưới từ nguồn cấp nước tập trung cho khu vực nông thôn... Còn với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nhưng chậm triển khai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang làm các thủ tục để thu hồi dự án, giao cho doanh nghiệp khác đăng ký đầu tư.

Về thực tế ở một số địa phương khi mạng lưới nước sạch đã hình thành nhưng tỷ lệ người dân sử dụng chưa cao, Công ty cổ phần Cấp nước Mê Linh cho biết, đơn vị đã hoàn thành việc lắp đặt mạng lưới cấp nước sạch công suất 25.000m3/ngày - đêm tới 12 xã của huyện Mê Linh, nhưng đến nay mới có 5.000/ 33.000 hộ dân đấu nối sử dụng. 

Để giải quyết những vấn đề này, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của nước sạch, từ đó từng bước nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện. Cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh đối với các chủ đầu tư chậm tiến độ hoặc không triển khai dự án; đồng thời kiến nghị thành phố lựa chọn chủ đầu tư có năng lực triển khai các dự án cấp nước bảo đảm tiến độ, chất lượng.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.

Giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ điều chỉnh theo đơn giá mới kể từ 1/1/2022

Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.

Hà Tĩnh: Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch”

Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.

Giữa năm 2022 Thái Nguyên sẽ vận hành nhà máy cấp nước sạch

Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.

Hà Nội quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.