moitruongplus Chỉ trong khoảng rừng chưa đến 1km, tại khu vực rừng nguyên sinh thuộc xã Thượng Hóa, Huyện Minh Hóa, có đến gần chục cây gỗ cổ thụ có đường kính hơn mét vừa bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc.

Thời gian qua, nhận được thông tin phản ánh của người dân tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) về tình trạng khai thác lâm sản trái phép đang diễn ra phức tạp trên địa bàn, Nhóm phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có chuyến tiếp cận thực tế vào rừng sâu để ghi nhận sự việc.


Nhóm pv Môi trường và Đô thị đã vượt hơn 3km đường rừng để ghi nhận hàng chục cây gỗ cổ thụ tại rừng nguyên sinh thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh hóa bị lâm tặc tàn phá không thương tiếc.

Để vào được khu vực lâm tặc khai thác gỗ, đường đi rất khó khăn và hiểm trở, do không quen địa bàn rừng núi tại đây, chúng tôi đã tìm cách liên hệ người dân bản địa dẫn đường nhưng không tìm được ai.

Không bỏ cuộc, nhóm PV chúng tôi đã tiếp cận được chị H và chị T (trú bản Phú Minh, xã Thượng Hóa – tên nhân vật đã được thay đổi), hai người này đang chuẩn bị vào rừng sâu ở lại qua đêm để bắt ốc, chúng tôi xin đi theo và được đồng ý.

Men theo đường mòn nằm ngay sát đường Hồ Chí Minh trên địa bàn thôn Phú Minh, chúng tôi tiến sâu vào bìa rừng và bất đầu hành trình trèo đèo lội suối. Để đến được khu vực mà lâm tặc đang tàn phá, đường đi lại rất khó khăn và hiểm trở, dốc lên dốc xuống thẳng đứng, phải leo qua 3 – 4 quả núi mới đến nơi.

Trên đường đi, chị H và T có chia sẻ với chúng tôi rất nhiều câu chuyện khai thác gỗ tại đây, chị H nói: "gỗ họ ăn hết sạch rồi còn đâu, từ trước tết đến chừ không biết bao nhiêu lượt khai thác gỗ, cưa xong đợt nào họ gùi ra đợt đó, giờ các chú vô coi chỉ còn lại toàn gốc thôi. Cái hồi tôi còn làm trong cộng đồng đi tuần rừng suốt, gỗ hồi đó vẫn còn  nhiều”, vừa nói chị H chỉ tay vào một gốc cây khoảng 2 người ôm nằm ở trước mặt rồi nói "Đấy, cây này trước kia nó nằm sừng sững tại đây mà giờ đã bị người ta chặt rồi, tiếc thật!”.



Chỉ trong bán kính chưa đầy 1 ha, đã có gần chục cây gỗ lớn bị đốn hạ

Chúng tôi hỏi vui, thế kiểm lâm địa bàn đâu? chị H và chị T cùng thở dài, chị H nói: "họ biết nhưng sao họ không có bắt, có lần người ta thấy được tại trận họ đang cưa gỗ rồi cũng chỉ thu mấy cưa, thu gỗ thôi, chứ có thấy xử lý hay xử phạt gì đâu”.

Qua mấy câu chuyện vui dọc đường, ai nấy cũng thắm mệt dần, rồi tất cả chìm trong im lặng, chỉ còn tiếng chim rừng kêu và tiếng sấm chớp từ rừng xa vọng về. Không ai bảo ai, chân cứ bước thoăn thoắt men theo các lối nhỏ len lỏi trong rừng sâu.

Đi được khoảng 3 tiếng đồng hồ, nhóm chúng tôi cũng đến được lán cộng đồng nằm sâu giữa cánh rừng già giáp ranh với Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Đến đây, chị H và T tạm cất bỏ các dụng cụ và đồ đạc tại lán, ngồi nghỉ ngơi một chút rồi sau đó dẫn chúng tôi đi dọc theo khe suối một đoạn khá xa nữa.

Khi đến một khe nước nhỏ, chị T dừng lại và chỉ tay thẳng lên ngọn núi bên tay phải rồi nói, "trên kia là lèn Chu Mút, các chú theo lối mòn leo lên đến đỉnh là thấy gỗ họ cưa bạt ngàn ở đó”. Nói xong, chị H và chị T cùng quay lại lán cộng đồng để tiến hành công việc mò cua bắt ốc của mình. Trước khi quay về, chị T không quên chỉ tay về phía quả núi đối diện và nói, "đấy là con đường mòn người ta vận chuyển gỗ, các chú cứ đi theo đường ấy mà về sẽ nhanh hơn”.

Theo lời chị T, chúng tôi bám theo đường mòn mất tầm hơn 30 phút thì leo lên được đỉnh Chu Mút. Tại đây, đập thẳng vào mắt chúng tôi là những gốc cây cổ thụ bị lâm tặc đốn ngã nằm la liệt, có những cây chu vi lên đến 2 – 3 mét, khoảng 2 người ôm không  xuể. Chỉ trong vòng bán kính chưa đầy 1 ha, PV đã ghi nhận hơn chục gốc gỗ cổ thụ bị chặt hạ không thương tiếc.



Nhiều cây gỗ quý có chu vi 2 – 3 mét bị lâm tặc cưa xẻ không thương tiếc

Nằm cạnh những gốc cây đã bị đốn hạ chỉ còn lại những tấm bìa và mạt gỗ với vết cưa đang còn rất mới. Một số phách gỗ đã được lâm tặc xẻ ra nằm la liệt, chưa kịp vận chuyển đi.

Di chuyển thêm một đoạn, chúng tôi phát hiện một gốc gỗ rất lớn khoảng chừng 4 người ôm đã bị lâm tặc đốn hạ nằm ngổn ngang. Nằm cạnh đó là những khúc gỗ lớn đang chờ mổ xẻ để vận chuyển đi. Khung cảnh ghi nhận tại đỉnh Chu Mút không khác gì một công trường đang khai thác gỗ. Cả một cánh rừng nguyên sinh đã bị lâm tặc tàn phá vô tội vạ.


Hiện trường chỉ còn sót lại những tấm bìa và mạt gỗ với vết cưa mới.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị, ông Đinh Văn Giáo – Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa cho biết, khu vực vừa phát hiện lâm tặc đang tàn phá là rừng nguyên sinh nằm trên địa bàn xã.

Theo ông Giáo, sau khi phát hiện vụ việc, lực lượng liên nghành bao gồm kiểm lâm, biên phòng và dân phòng xã đã tiến hành đi kiểm tra, kiểm đếm để nắm bắt tình hình. Qua ghi nhận thực tế đã phát hiện được 31 gốc cây đã bị đốn hạ. Số gỗ này nằm trong khu vực rừng cộng đồng thuộc địa bàn thôn Phú Nhiêu và bản Phú Minh, xã Thượng Hóa. Các loại gỗ đã bị khai thác chủ yếu thuộc nhóm 2 đến nhóm 8, bao gồm các loại cây gỗ quý như táu, sú, bộp…

"Qua kiểm đếm thực tế, đã phát hiện được 31 gốc cây đã bị đốn hạ và cưa xẻ, một khối lượng gỗ lớn đã được vận chuyển đi. Số gỗ mà lâm tặc bỏ lại trong rừng còn khoảng 10 khối. Hiện vụ việc này đang trong quá trình củng cố hồ sơ để tiến hành khởi tố”, ông Giáo chia sẻ

Ông Giáo cũng cho biết, do địa bàn rộng, lực lượng chức năng lại mỏng nên quá trình tuần tra kiểm soát tình trạng khai thác rừng trái phép còn gặp nhiều hạn chế. Hiện tại, sau khi phát hiện sự việc nói trên, các đơn vị liên quan đã thành lập một chốt kiểm tra liên ngành tại Eo Lang Thang, đây là con đường mà lâm tặc thường xuyên vận chuyển gỗ đi qua đây.


Một số phách gỗ đã được xẻ ra, lâm tặc chưa kịp vận chuyển đi

Liên quan đến vấn đến vấn đề này, ông Nguyễn Công Chung – Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa cho biết đơn vị đã nắm bắt được sự việc, hiện tại mọi hồ sơ đã được chuyển cho cơ quan điều tra công an huyện để tiến hành khởi tố vụ án.

Khi PV đề cập đến một số gốc gỗ có dấu hiệu cưa mới, chưa được kiểm đếm, ông Chung cho biết, do địa hình khá rộng nên việc kiểm tra, kiểm điếm có thể còn bỏ sót, sau đó ông Chung xin tọa độ các gốc chưa được kiểm đếm này từ PV để cho lực lượng kiểm tra xác minh lại.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

bvc
fsdf
hkh
dsfdf

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.

Bình Thuận: Công ty Hoàng Long khai thác cát trái phép ở huyện Hàm Tân?

Cần xử lý mạnh tay với việc khai thác cát ngoài mốc giới tại mỏ cát của Công ty Hoàng Long và chấm dứt tình trạng xe quá tải gây bụi bặm quanh khu vực mỏ cát Tân Đức

Hải Phòng: Công ty Kiên Ngọc tạm dừng hoạt động khai thác đá để xác định bán kính an toàn

Công ty TNHH Kiên Ngọc đã tạm dừng hoạt động nổ mìn khai thác tại mỏ đá vôi phía Tây nam, khu B- Trại Sơn, xã An Sơn để xác định bán kính an toàn khi nổ mìn khai thác đá theo văn bản yêu cầu của UBND huyện Thuỷ Nguyên

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép gần trụ sở xã Đức Chánh (Bài 2)

UBND xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi vừa tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử lý DN chứa cát trái phép.