moitruongplus Dù đã bị lập biên bản, nhưng đến nay, bãi cát không phép của Công ty Cổ phần Khoáng sản Thuận Phong vẫn ngang nhiên tồn tại.

Bãi cát không phép

Cuối tháng 1/2022, UBND xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, đã phối hợp với Ban nhân dân ấp 4 tiến hành kiểm tra thực tế theo phản ánh của người dân và phát hiện tại địa điểm trên có một khối lượng khoáng sản đo được kích thước như sau: Chiều dài 60 mét, chiều rộng 20 mét, chiều cao 3 mét.

Tại đây, đại diện Công ty Cổ phần Khoáng sản Thuận Phong (trụ sở tại Tp. Thủ Đức, Tp.HCM) không xuất trình được các giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc. Sau đó, UBND xã Xuân Hòa đã lập biên bản, giao Công ty Thuận Phong chịu trách nhiệm bảo quản và giữ nguyên khối lượng cát mà tổ kiểm tra đo được trong thời gian cơ quan chức năng giải quyết vụ việc. Thế nhưng, tại buổi làm việc này, đại diện Công ty Thuận Phong không hợp tác và không ký biên bản.

Ông Đinh Xuân Mười, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc sau đó đã có báo cáo gửi UBND huyện Xuân Lộc về vụ việc.

Ngày 27/1, UBND huyện Xuân Lộc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Công an huyện làm trưởng đoàn và các thành viên: Quản lý thị trường, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài nguyên Môi trường, Chi cục Thuế, UBND xã Xuân Hòa tiến hành thẩm tra xác minh, đại diện Công ty Thuận Phong không đồng ý số lượng cát tại bãi chứa 3.600 m3 như báo cáo xã Xuân Hòa gửi huyện Xuân Lộc trước đó.

Để đảm bảo tính khách quan và số lượng cát chính xác theo yêu cầu của Công ty Thuận Phong, đoàn liên ngành đã mời Trung tâm đo đạc huyện đo lại, thực tế số lượng cát tại bãi được xác định là 5.600 m3.

Được biết, điểm tập kết cát của Công ty Thuận Phong tại ấp 4, xã Xuân Hòa là điểm tập kết không phép, trước đây là bãi để xe. Tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận phía bên ngoài không có bảng hiệu, trạm cân, hàng rào…


Xe chở cát hoạt động rất mạnh vào ban đêm.

Chính quyền địa phương nói gì?

Liên quan đến vấn đề bãi cát tập kết trái phép của Công ty Thuận Phong, nhiều người dân cho biết, phía Công ty đã được UBND xã Xuân Hòa từng ký hợp đồng cho thuê. Bãi cát này là đất công thuộc quyền quản lý của Nhà nước.

Về việc này, ông Huỳnh Ngọc Tùng – Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, cho biết: "Phía Công ty Thuận Phong không còn thuê đất ở đó nữa (ấp 4). Đất Công ty thuê không phải đất công, mà thuê của một hộ dân!”.

Vậy nhưng, ông Đinh Văn Mười – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, lại khẳng định: "Công ty Thuận Phong đã trả lại hiện trạng mặt bằng cho xã quản lý!”.

Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Linh – Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, cũng nói: "Phía Công ty đã trả lại mặt bằng cho UBND xã. Tôi sẽ cho kiểm tra lại tình hình!”.


Hiện trường bãi tập kết cát của Công ty Thuận Phong ngày 6/5/2022.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại hiện trường ngày 6/5/2022, vẫn còn rất nhiều xe tải chở cát ra vào bãi tập kết cát của Công ty Thuận Phong. Thậm chí, vào thời điểm tầm 20h hàng ngày, có rất nhiều xe chở cát BKS tỉnh Bình Thuận chở cát vào bãi tập kết.

Bà M, sống tại tổ 3, ấp 4, xã Xuân Hòa, bức xúc: "Xe chở cát hoạt động suốt ngày đêm, bụi cát bay mù mịt khiến người dân sống tại đây không thể chịu nổi. Đặc biệt vào những ngày lễ, xe hoạt động càng nhiều. Đề nghị chính quyền địa phương cần vào cuộc xử lý quyết liệt để chúng tôi yên tâm sinh sống!”.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fgfg
bgfg
hfhgf
fsfds

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép gần trụ sở xã

Hàng chục khối cát khai thác từ sông Vệ được đưa về bãi chứa trái phép gần trụ sở xã, gây ảnh hưởng môi trường và đời sống của người dân xung quanh.

Bình Dương: Chỉ đạo xử lý khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng

Bình Dương đang thực hiện kiểm tra và quyết định xử lý mạnh mẽ các hành vi vi phạm trong việc khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng.

Khánh Hòa: Vụ phá rừng ở Khánh Vĩnh trách nhiệm thuộc về ai?

Rừng Khánh Vĩnh nhiều năm qua bị "xẻ thịt” bởi các đối tượng lâm tặc. Việc hô hào tăng cường quản lý và bảo vệ rừng cũng vẫn chỉ là khẩu hiệu trên giấy.

Khánh Hòa: Vì sao “ rừng vẫn liên tục chảy máu”?

Khánh Vĩnh là huyện có tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 87% cao nhất của tỉnh. Tuy nhiên, song song với kết quả tích cực đó thì hình ảnh một số cánh rừng nhiều năm qua bị tàn phá, "xẻ thịt’ tan hoang bởi các đối tượng Lâm tặc

Hòa Bình: Để xảy ra khai thác, vận chuyển đất trái phép tại xã Bắc Phong, trách nhiệm thuộc về ai?

Việc khai thác đất trái phép làm mất cọc GPMB tại công trình xử lý nguy cơ mất ATGT đoạn dốc Cun trên QL.6, thuộc xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình hình ATGT. Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Ngãi: “Đá tặc” hoành hành khu vực mỏ đá Tịnh Hòa (Bài 2)

Theo kết quả kiểm tra của TP. Quảng Ngãi, phản ánh về tình trạng khai thác, chế biến đá trái phép tại xã Tịnh Hòa của Môi trường và Đô thị điện tử là đúng thực tế.