moitruongplus Hàng vạn m3 đất tại Dự án đầu tư xây dựng cải tạo hồ Đại Đình ở P.Tân Hồng (TP.Từ Sơn, Bắc Ninh) nghi bị mang đi tiêu thụ trái phép, gây thất thoát tài nguyên và ngân sách nhà nước, trong khi đó doanh nghiệp thu lợi bất chính số tiền khổng lồ

Theo phản ánh, trong quá trình thi công Dự án đầu tư xây dựng cải tạo hồ Đại Đình trên khu đất có diện tích khoảng 4,48 ha (sau đây viết tắt là Dự án) ở P.Tân Hồng, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh diễn ra tình trạng đơn vị thi công đã vận chuyển hàng chục vạn m3 đất thải từ dự án đi tiêu thụ trái phép cho nhiều nhà máy sản xuất gạch gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông. Đặc biệt là làm thất thoát tài nguyên, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Hàng vạn m3 đất bị "lạc trôi”…

Để có thông tin khách quan, chính xác sự việc, trong nhiều ngày qua phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại công trường thi công dự án để ghi nhận sự việc, và có thể khẳng định nội dung phản ánh trên là hoàn toàn có cơ sở.

Trong suốt quá trình ghi nhận, PV không nhận thấy đoàn xe vận tải vận chuyển đất đến các điểm san lấp dự án (đối với nguồn đất tận thu để làm vật liệu san lấp) hay các điểm đổ thải của dự án theo quy định mà toàn bộ hàng vạn m3 đất này được "tuồn” thẳng vào các nhà máy sản xuất gạch để tiêu thụ, qua đó thu lợi bất chính số tiền khổng lồ.

Đơn cử là vào chiều ngày 10/01/2022, nhóm PV đã theo dõi di biến động của đoàn xe chở đất đi tiêu thụ tại dự án.

Phần diện tích lòng hồ có thể nhìn rõ chiếm đến ¾ mặt bằng dự án, hàng loạt phương tiện đang ồ ạt múc đất tại đây để mang đi tiêu thụ

Quá trình bám sát chiếc xe tải 4 chân nhãn hiệu HOWO mang BKS: 99C - 21556 sau khi được chất đầy đất lên thùng, chiếc xe này di chuyển qua hàng loạt tuyến đường nội thị của TP.Từ Sơn, tiếp tục chạy qua cây cầu vượt Đồng Xép sang phía khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn. Rồi di chuyển men theo đường Tỉnh lộ 295, được khoảng 10km lái xe cho xe rẽ phải về hướng Quốc lộ 38 và điểm cuối là tại nhà máy gạch của Công ty CP sản xuất và thương mại Bắc Hưng có địa chỉ tại xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Tiếp đến là chiếc xe tải 2 chân mang BKS: 99H - 00677. Sau khi được cấp đủ đất trên thùng, chiếc xe tải này di chuyển dọc tuyến đường Lý Thái Tổ, rồi băng qua tuyến đường Trần Phú kéo dài hướng về Hà Nội. Đến ngã ba, lái xe rẽ trái về đường Lý Nhân Tông và phi thẳng vào nhà máy gạch Vigracera Từ Sơn để "nhả hàng”.

Chiếc xe tải chở đất vào nhà máy gạch của Công ty Bắc Hưng để tiêu thụ

Điều đang nói, quãng đường di chuyển của chiếc xe này khiến đất, bùn thải rơi vãi khắp mặt đường và đều là những tuyến đường nơi đặt nhiều trụ sở cơ quan hành chính của TP.Từ Sơn. Ngạc nhiên ở chỗ, dù cả đoàn xe ngày đêm chở đất chạy cắt mặt trụ sở Công an TP.Từ Sơn nhưng không hề thấy bóng dáng của lực lượng chức năng như CSGT, TTGT ngăn chặn, xử lý. Và ngay trụ sở Ban quản lý dự án xây dựng TP.Từ Sơn (là đơn vị tư vấn giám sát dự án) cũng nằm trên tuyến đường này.

Theo quy mô diện tích đất thi công dự án lên tới gần 5ha bao gồm cả những phần thi công phụ trợ như: đường ven hồ, khuôn viên cây xanh, bãi đỗ xe … thì phần khai thác nạo vét lòng hồ là phần có diện tích lớn nhất. Với độ sâu khi nạo vét lòng hồ khoảng 6m, diện tích phủ toàn bộ lòng hồ khoảng trên 3ha thì khối lượng đất buộc phải di chuyển sẽ lên đến hàng chục vạn m3.

Tìm hiểu thêm, thông qua một số các "đầu lậu” chuyên vận chuyển, cung cấp đất bán cho các nhà máy gạch, thì hiện tại giá 1m3 đất sản xuất được gạch đang được các nhà máy này mua vào với giá giao động từ 80 – 100 ngàn đồng/1 m3. Vậy, giả sử nếu hàng chục vạn m3 đất dự án được bán nhà máy gạch trên thì số tiền mà doanh nghiệp thu lợi lên đến chục tỷ đồng. Vậy nguồn thu này chảy vào túi ai, và có được công khai minnh bạch để quyết toán tái đầu tư vào dự án?

Đơn vị tư vấn giám sát không biết về đâu?

Trước thực trạng trên, dư luận băn khoăn đặt câu hỏi lãnh đạo UBND TP.Từ Sơn và đơn vị tư vấn giám sát dự án có biết và quản lý, giám sát sự việc. Và việc vận chuyển đất đi tiêu thụ tại các nhà máy gạch kia có đúng quy định pháp luật và quy định tại dự án?

Cùng ngày (10/01),  PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Hưng, Giám đốc Ban quản lý các dự án xây dựng TP.Từ Sơn, là đơn vị tư vấn giám sát dự án.

Qua điện thoại ông Hưng bất ngờ cho biết: Tôi tưởng dự án đã thi công xong rồi chứ? Dự án này là dự án BT, giao cho Công ty TNHH Mạnh Đức thi công, chúng tôi chỉ có trách nhiệm giám sát.

Liên quan đến việc đổ thải tại dự án thì vị giám đốc này cũng tỏ ra lơ mơ, không nắm được, ông Hưng nói: Anh em (phóng viến) có hỏi về việc chỗ nào là chỗ được phép đổ đất thải dự án thì tôi phải hỏi đồng chí phó, tôi cũng chưa biết ở đâu!?

Quả thực, chúng tôi bất ngờ trước câu trả lời trên của ông Nguyễn Quang Hưng, bởi lẽ, là người đứng đầu một đơn vị có vai trò, trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, giám sát toàn bộ qúa trình từ khi tổ chức đấu thầu dự án, đến quá trình thi công và bàn giao công trình dự án đưa vào sử dụng. Vậy mà đến nay ông Hưng lại lơ mơ, không nắm được dự án đã thi công xong hay chưa thì đúng là điều "bất thường”.

Nhà máy gạch Vigracera Từ Sơn cũng là nơi tiếp nhận nguồn đất lớn từ dự án

Mặt khác, mục tiêu của dự án là: "Dự án đảm bảo môi trường tốt cho dân cư khu phố Đại Đình và khu vực xung quanh, đông thời tạo không gian kiến trúc cảnh quan cửa ngõ TP.Từ Sơn, góp phần phát huy hiệu quả khu di tích lịch sử Đền Đô…” thế nhưng đến nay dự án sắp hoàn thiện đưa vào sử dụng thì ông Hưng cũng không biết lượng đất, bùn thải được đổ ở đâu, và như vậy có thể thấy rõ mục tiêu tương lai của dự án không biết có đạt được hay không nhưng hiện tại đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Đến đây dư luận phải đặt câu hỏi Ban quản lý các dự án xây dựng TP.Từ Sơn và cá nhân ông Nguyên Quang Hưng sẽ phải chịu trách nhiệm gì nếu như nguồn tài nguyên là hàng vạn m3 đất tại dự án bị mang đi tiêu thụ trái phép, gây thất thoát tài nguyên và ngân sách nhà nước?

Được biết, ngày 9/12/2020, bà Nguyễn Hương Giang – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ký Quyết định số 1739/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả lựa chọn Công ty TNHH Mạnh Đức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cải tạo hồ Đại Đình và nâng cấp đường chợ Lã, P.Tân Hồng, thị xã Từ Sơn theo hình thức hợp đồng BT.

Đoàn xe tải chở đất đi tiêu thụ di chuyển qua nhiều tuyến đường trung tâm của TP.Từ Sơn nhưng không hề bị lực lượng chức năng địa phương kiểm tra, xử lý

Trước đó, chính Công ty TNHH Mạnh Đức đã có đề xuất cải tạo hồ Đại Đình trên khu đất có diện tích khoảng 4,48 ha (đã bao gồm diện tích đường ven hồ), với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là 78.104.924.000 đồng, gồm các hạng mục như: Nạo vét, kè hồ có diện tích mặt nước khoảng 2,47 ha; bãi để xe diện tích khoảng 1.300 m2; diện tích còn lại là khuôn viên cây xanh, đường dạo quanh hồ; đường ven hồ Đại Đình; đường chợ Lã… đổi lại, tỉnh Bắc Ninh sẽ giao nhà đầu tư khai thác giá trị khu đất có diện tích khoảng 4,0 ha trong khu đất có tổng diện tích khoảng 8,9 ha thuộc phường Đồng Kỵ, TP.Từ Sơn. Dự án có tổng mức đầu tư là 64,9 tỷ đồng, phần nộp ngân sách nhà nước là 32,2 tỷ đồng.

Đước biết, Công ty TNHH Mạnh Đức được thành lập năm 2002 do ông Nguyễn Thế Mạnh, là người đại diện theo pháp luật. Công ty có trụ sở tại khu phố Dương Lôi, KCN Tiên Sơn, phường Tân Hồng, TP.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp này được cho là đơn vị "thân quen” khi liên tục được UBND tỉnh Bắc Ninh giao nhiều ha đất để thực hiện các dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffd
gd
fwefw
bvc

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.