moitruongplus Hiện nay dư luận xã hội bất ngờ trước việc UBND Bắc Giang không chuyển hồ sơ cho CQĐT để làm rõ một DN khai thác đất trái phép để thu lợi bất hợp pháp số tiền hơn 460tr đồng, mà chỉ ra quyết định xử phạt hành chính, việc này có đúng quy định pháp luật?

Theo phản ánh của người dân và ghi nhận của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam tại hiện trường mỏ đất thôn Má Bắp, xã Hương Lạc (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) trong quá trình khai thác, vận chuyển đất đi tiêu thụ Công ty THNN Một thành viên Tiền Phương Bắc (sau đây viết tắt là Công ty Tiền Phương Bắc, có địa chỉ: 71 đường Quách Nhẫn, phường Xương Giang, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đã gây hệ luỵ lớn về môi trường, tàn phá hệ thống đường giao thông quanh khu vực. Đặc biệt doanh nghiệp này còn bị "tố” khai thác đất trái phép và thu lợi bất hợp pháp số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.



Ông Phùng Ngọc Phương – Người đại diện pháp luật Công ty Tiền Phương Bắc cho biết đây là khu vực khai thác đất trái phép của đơn vị, qua đó thu lợi bất hợp pháp số tiền 462.630.000 triệu đồng

Theo tìm hiểu, Công ty Tiền Phương Bắc được UBND tỉnh Bắc Giang cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 359/QĐ-UBND ngày 05/5/2020 của UBND tỉnh Bắc Giang.

Tuy nhiên, lợi dụng được cấp phép khai thác đất Công ty Tiền Phương Bắc đã cố tình khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được cấp phép khi cả một khu vực bị đào xới nham nhở, tạo thành hố sâu và quả đồi trồng rừng cũng bị san phẳng.

Trả lời phóng viên về sự việc trên, một lãnh đạo xã Hương Lạc cho biết mỏ đất này đã hoạt động khai thác gần 2 năm nay, mặc dù chính quyền xã và cả huyện Lạng Giang nhiều lần nhắc nhở đơn vị phải khai thác đúng với chỉ giới được cấp phép nhưng đâu lại vào đó.

Chính vì vậy, ngày 21/7/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Anh Dương ký Quyết định số 1530/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty TNHH Một thành viên Tiền Phương Bắc với số tiền 100.000.000 đồng. Đây là mức phạt cao nhất của khung phạt tiền theo quy định áp dụng đối với tổ chức.

Cụ thể, Công ty Tiền Phương Bắc đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như sau: Tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được cấp phép khai thác theo Giấy phép khai thác khoảng sản số 359/QĐ-UBND ngày 5/5/2020 của UBND tỉnh Bắc Giang là15.421 m2(hơn 1,5ha), với chiều cao khai thác bìnhquân2,5m, khối lượng khai thác 38.552.5 m3 đất làm vật liệu san lấp.

Về biện pháp khắc phục hậu quả, buộc Công ty Tiền Phương Bắc chấm dứt hành vi vi phạm trên; cải tạo phục hồi môi trường và thực hiện các giải pháp đưa khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn.

Đồng thời buộc doanh nghiệp này nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính với số tiền là 462.630.000 triệu đồng.

Việc UBND tỉnh Bắc Giang "giơ cao đánh khẽ” trước hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Tiền Phương Bắc khiến dư luận xã hội băn khoăn, lo ngại đây sẽ là vụ việc tạo ra tiền lệ xấu khiến nhiều doanh nghiệp, tổ chức cũng như cá nhân đã và đang hoạt động khai thác tài nguyên, khoảng sản nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ "nhờn luật”.

Liên quan đến sự việc trên, Luật sư Trương Xuân Hải, thành viên Đoàn Luật sư TP.Hà Nội phân tích: Việc UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Tiền Phương Bắc, không chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang để khởi tố điều tra vụ án có phải là do sự yếu kém của cơ quan tham mưu hay vì một lý do nào khác ?! Trong trường hợp này cho thấy, đây là dấu hiệu "bất thường”, chưa phù hợp với quy định pháp luật, có dấu hiệu sai thẩm quyền.

Viện dẫn căn cứ pháp lý, Luật sư Hải nêu rõ: theo điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, như sau:

1. Người nào vi phạm quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;...

Trong một diễn biến khác, liên quan đến sự việc trên, ngày 11/1/2022, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Phùng Ngọc Phương – Người đại diện pháp luật Công ty Tiền Phương Bắc. Qua trao đổi ông Phương thừa nhận hành vi vi phạm trên, đồng thời cho biết đã nộp phạt và giao nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất hợp pháp từ hoạt động khai thác đất trên địa bàn xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Tổng cộng số tiền là 562.630.000 triệu đồng.

Lý giải về hành vi vi phạm trên, ông Phương cho biết do các cọc cắm mốc giới bị "thất lạc” nên quá trình khai thác không phát hiện ra?!

Trước câu trả lời mang tính ngụy biện của ông Phương, dư luận có thể thấy rõ dấu hiệu buông lỏng quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Bắc Giang, huyện Lạng Giang và chính quyền xã Hương Lạc đối với quá trình hoạt động khai thác đất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác đặt nghi vấn có hay không nhóm lợi ích tiêu cực đã và đang tồn tại tại mỏ đất của Công ty Tiền Phương Bắc?

Để thượng tôn pháp luật, đồng thời để mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, thiết nghĩ lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang cần thận trọng nghiên cứu, xem xét, đánh giá toàn diện lại hồ sơ và những hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Tiền Phương Bắc trong vụ việc trên, qua đó xử lý nghiêm khắc đảm bảo tính răn đe và ổn định an ninh trật tự tại địa phương.

Một số hình ảnh do PV ghi nhận việc khai thác đất tại mỏ đất của Công ty Tiền Phương Bắc ở xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang:









Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc./

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fgfg
bgfg
hfhgf
fsfds

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép gần trụ sở xã

Hàng chục khối cát khai thác từ sông Vệ được đưa về bãi chứa trái phép gần trụ sở xã, gây ảnh hưởng môi trường và đời sống của người dân xung quanh.

Bình Dương: Chỉ đạo xử lý khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng

Bình Dương đang thực hiện kiểm tra và quyết định xử lý mạnh mẽ các hành vi vi phạm trong việc khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng.

Khánh Hòa: Vụ phá rừng ở Khánh Vĩnh trách nhiệm thuộc về ai?

Rừng Khánh Vĩnh nhiều năm qua bị "xẻ thịt” bởi các đối tượng lâm tặc. Việc hô hào tăng cường quản lý và bảo vệ rừng cũng vẫn chỉ là khẩu hiệu trên giấy.

Khánh Hòa: Vì sao “ rừng vẫn liên tục chảy máu”?

Khánh Vĩnh là huyện có tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 87% cao nhất của tỉnh. Tuy nhiên, song song với kết quả tích cực đó thì hình ảnh một số cánh rừng nhiều năm qua bị tàn phá, "xẻ thịt’ tan hoang bởi các đối tượng Lâm tặc

Hòa Bình: Để xảy ra khai thác, vận chuyển đất trái phép tại xã Bắc Phong, trách nhiệm thuộc về ai?

Việc khai thác đất trái phép làm mất cọc GPMB tại công trình xử lý nguy cơ mất ATGT đoạn dốc Cun trên QL.6, thuộc xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình hình ATGT. Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Ngãi: “Đá tặc” hoành hành khu vực mỏ đá Tịnh Hòa (Bài 2)

Theo kết quả kiểm tra của TP. Quảng Ngãi, phản ánh về tình trạng khai thác, chế biến đá trái phép tại xã Tịnh Hòa của Môi trường và Đô thị điện tử là đúng thực tế.