moitruongplus Mặc dù được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt đồng bộ về quy hoạch, kiến trúc nhưng hàng loạt căn nhà tại khu đô thị phía đông Hòn Cặp Bè ở P.Hồng Hải, TP.Hạ Long bị nâng tầng, cơi nới thêm "chuồng cọp" để làm ki ốt cho thuê và các công trình phụ trợ khác.

Theo tìm hiểu, khu đô thị phía đông Hòn Cặp Bè (khu đô thị Mon Bay Hạ Long) được hoàn thành và bàn giao cho nhà đầu tư năm 2018, rộng 17,89 ha, nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm TP.Hạ Long, phía trước là vịnh Hạ Long. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng, khu đô thị này gồm 311 căn hộ liền kề, 77 căn nhà mặt phố thương mại, 24 biệt thự đơn lập và 30 biệt thự song lập.





Phía sau nhiều căn nhà được những ông chủ giàu có tự ý xây dựng các công trình làm bếp, công trình phụ trợ khác

Mặc dù dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt đồng bộ về quy hoạch, kiến trúc nhưng trong những năm gần đây, gần như căn nhà nào cũng được gia chủ tự ý nâng tầng, cơi nới thêm "chuồng cọp" để làm ki ốt cho thuê, khu vực bếp, nhà để xe…

Theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại khu đô thị trên, việc "băm nát” quy hoạch không chỉ diễn ra tại khu nhà liền kề, mà ngay cả những căn biệt thự "triệu đô" tại đây cũng được những ông chủ giàu có đua nhau xây thêm phòng, dựng ban công trái phép...

Trước thực trạng trên, người dân địa phương tỏ rõ sự bức xúc việc chính quyền sở tại "ngó lơ” để sự việc diễn ra. Bởi theo phản ánh của người dân, tình trạng cơi nới, lấn chiếm đất để làm công trình tại các căn biệt thự ở khu đô thị kiểu mẫu này đã diễn ra trong suốt một thời gian dài nhưng chính quyền địa phương vẫn không có biện pháp nào để ngăn chặn, xử lý là dấu hiệu "tiếp tay” cho vi phạm, tạo tiền lệ xấu.

Thiết nghĩ chính quyền TP.Hạ Long cần vào cuộc chỉ đạo các ngành chức năng liên quan giải quyết dứt điểm tình trạng trên, sớm trả lại hiện trạng và kiến trúc ban đầu của dự án.

Một số căn nhà được xây dựng cơi nới thành ki ốt cho thuê:



















Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc./

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gd
fwefw
bvc
fsdf

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.

Bình Thuận: Công ty Hoàng Long khai thác cát trái phép ở huyện Hàm Tân?

Cần xử lý mạnh tay với việc khai thác cát ngoài mốc giới tại mỏ cát của Công ty Hoàng Long và chấm dứt tình trạng xe quá tải gây bụi bặm quanh khu vực mỏ cát Tân Đức