moitruongplus Quần thể khu rừng Lim xanh cổ thụ ôm bọc quanh đình, chùa Hả với hàng trăm cây Lim xanh cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm năm tuổi, tạo nên không gian, cảm giác tĩnh mịch, huyền bí và tôn nghiêm.

Một ngày cuối mùa Đông năm 2021, tiết trời nắng đẹp, tôi cùng anh Nguyễn Văn Khoa, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trung tới thăm rừng Lim xanh cổ thụ , báu vật của cụm di tích đình, chùa Hả thuộc thôn Đình Hả, xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, khu rừng được nhân dân nơi đây coi như một báu vật trường tồn trải qua hàng thế kỷ, từng chứng kiến qua bao đổi thay trên mảnh đất này gắn liền với bao thăng trầm qua từng giai đoạn của lịch sử của đất nước từ nửa cuối thế kỷ thứ XIX đến nay.

Trước mắt chúng tôi, ngôi đình Hả tọa lạc một trên sườn một quả đồi thấp, phía trên bên phải cách ngôi đình khoảng gần 80 m theo hướng chính diện là ngôi chùa Hả. Kiến trúc đình, chùa được bố trí xây dựng theo lối bố cụ: " Tiền thần, hậu Phật” (đình trước, chùa sau) với kiến trúc truyền thống ở thế kỷ XVIII, gắn liền với đời sống , văn hóa của miền quên vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.

Theo các nguồn tư liệu lịch sử cụm di tích lịch sử đình, chùa Hả có lịch sử khởi dựng từ thời Lê ( thế kỷ XVII). Ngôi đình bị tổn hại vào tháng 10 năm 1885, khi quân Pháp đánh lên Yên Thế, giặc pháp xua quân đi tàn phá xóm, làng trong đó có đình, chùa Hả bị tàn phá đem vật liệu về xây đồn, bốt. Ngôi đình hiện hữu được chính nghĩa quân Hoàng Hoa Thám khởi dựng lại vào dịp tạm hòa hoãn với quân giặc Pháp.

Rừng lim xanh vẫn trường tồn với thời gian gắn liền với cụm di tích lịch sử đình, chùa Hả được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa vào ngày 10/3/1994, tiếp đó, ngày 10/ 5/ 2012 được Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt”. Trải qua hàng thế kỳ rừng lim xanh nơi đây vẫn được nhân dân cùng Chính quyền địa phương bảo vệ, giữ gìn coi như một "báu vật” linh thiêng nguyên vẹn. 

Quần thể khu rừng Lim xanh cổ thụ ôm bọc quanh đình, chùa Hả với hàng trăm cây Lim xanh cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm năm tuổi, tạo nên không gian, cảm giác tĩnh mịch, huyền bí và tôn nghiêm. 

Dưới bóng rừng lim, nghe như dư âm đâu đây còn văng vẳng tiếng vọng âm thanh của tướng quân Lương Văn Nắm (Đề Nắm). Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ tế cờ ra quân xuất trận.

Cùng đi thăm khu rừng Lim với chúng tôi có Trưởng thôn Đình Hả Lê Văn Sáu, sau khi đi dạo quanh một vòng ngắm bên ngoài bìa khu rừng Lim, mỗi người trong chúng tôi như đều thấy có lấm tấm mồ hôi trên trán.

Đi vào vùng  lõi sâu trong giữa rừng, tôi cảm nhận một làn không khí lành lạnh ùa vào da thịt mơn man trên cơ thể, òa! thật là dễ chịu, sảng khoái. Tiếng con chim vành khuyên ríu rít gọi nhau râm ran trong những tầng lá trên cao của cây Lim. 

Qua câu chuyện về rừng lim anh Nguyễn Văn Khoa cho biết: "Cụm di tích lịch sử đình, chùa Hả có tổng diện tích là 1,53 ha, phần diện tích rừng Lim xanh là 0,73 ha. Ở thôn Đình Hả 127 hộ dân với 442 nhân khẩu, dân ở đây có truyền thống bảo vệ cụm di tích này, từ lâu rồi, bất cứ ai ở nơi khác đến có ý đồ xấu định khai thác trộm  gỗ lim ở đây. Từ khi có dấu hiệu đều bị tai mắt của dân ở xung quanh phát hiện, phối hợp báo cho cơ quan Kiểm lâm và chính quyền địa phương bắt giữ, xử lý, một phần rừng Lim ở đây của đình, chùa gắn với tâm linh nên kẻ trộm cũng sợ thần linh trừng phạt nên không ai dám ăn trộm”. 

Theo chân ông Sáu, chúng tôi đi theo lối mòn, xung quanh chúng tôi có rất nhiều cây lim to có đường kính từ 25 cm - 60 cm, cây cổ thụ to nhất lên tới trên 80 cm, ngọn cao tới trên 20 m. " Khu rừng này có đến trên trăm cây Lim xanh các lứa tuổi với các kích cỡ, đường kính khác nhau được bà con qua nhiều thế hệ bảo tồn gìn giữ như một báu vật của làng, khi những hạt lim già rụng xuống lớp đất bề mặt dưới tán rừng, gặp mưa thời tiết thuận lợi hạt Lim xanh sẽ bám rễ nảy mầm mọc lên những cây Lim con. Bà con, quản lý khu di tích lại đánh tỉa đem trồng với mật độ phù hợp theo quy hoạch”, Ông Sáu chia xẻ. 

Ngoài những cây Lim xanh,chúng tôi còn thấy mọc xen lẫn một số loài cây gỗ như: Cây Nhội, Bời lời, Côm tầng, Thẩu tấu, Dẻ, Vạng chứng, Bồ hòn. Về đặc thù của cây Lim xanh sinh trưởng phát triển chậm lớn nhưng, chất gỗ tốt, nặng cứng sức chịu lực cao được xếp vào nhóm IIA, cây lá thường xanh quanh năm, chống chịu với môi trường thời tiết khô hạn, khắc nghiệt rất tốt. 

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Tân - Việt - Hòa cùng ông Lê Văn Sáu đo cây Lim cổ thụ tại cụm di tích đình, chùa Hả.

Tình cờ chúng tôi gặp cụ Giáp Văn Quế, năm nay hưởng thọ 98 tuổi là bậc cao nhiên thượng thọ nhất trong xã, một cựu chiến binh cao tuổi nhất của huyện được con cháu đưa ra đình Hả thắp hương và thăm cụm di tích này, được biết tuy cụ. 

Được biết, cụ Quế tham gia bộ đội tiền khởi nghĩa trước Cách mạng tháng tám năm 1945. Hiện nay, cụ đã ngót 100 tuổi mà đôi tai của cụ vẫn khá tinh để cảm nhận nói chuyện trong giao tiếp. Hàng ngày cụ vẫn sống một mình trong ngôi nhà nhỏ cấp 4 cạnh ngay gia đình người con trai cả. 

Việc đi lại vận động cụ phải chống thêm cây gậy cho chắc chắn đôi chân đồng thời cụ vẫn tự nấu ăn, sinh hoạt cá nhân rất sạch sẽ, ngăn nắp. Qua câu chuyện về rừng Lim xanh cụ kể: " Lúc nhỏ, từ khi sinh ra tôi đã đã thấy có rừng Lim xanh từ trước rồi! Xưa kia rừng lim rậm um tùm lắm, nhiều cây có tuổi thọ từ  200 - 300 năm tuổi. Bấy giờ chỉ có đường mòn chứ giao thông làm gì có thuận tiện như bây giờ!.

Lúc ấy, trẻ con chúng tôi lúc đó thường hay chơi trò ú tim, ẩn nấp, đánh trận nô đùa ở trong đó, lớn lên tôi tham gia kháng chiến, khi trở về đến nay thấy rừng ngày thêm nhiều cây cổ thụ, nhiều cây to đến hai, ba người ôm không xuể”. Chúng tôi liền có ý mời cụ Quế cùng ra thăm rừng Lim xanh để chụp ảnh lưu niệm, cụ vui vẻ, phấn khởi nhận lời. 

Trải qua hàng thế kỷ đến nay, khu rừng Lim xanh vẫn được bà con, nhân dân nơi đây nâng niu chăm sóc bảo vệ nguyên vẹn. Những cây Lim xanh lớn lên từng ngày, gắn bó, chứng kiến với những đổi thay của lịch sử cách mạng. 
Dưới bóng rừng lim nơi đây, từng chứng kiến bao cuộc đấu súng, giao tranh ác liệt, rừng nhuốm đỏ máu quân thù lẫn máu đào của những người nghĩa quân, chiến sĩ anh hùng hy sinh ngã xuống để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ xóm làng, quê hương, đất nước. 

Ngày 16 tháng giêng hàng năm, tại cụm di tích lịch sử đình, chùa hả địa phương lại tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị tướng tài ba Lương Văn Nắm (Đề Nắm). Cách đây, 137 năm thủ lĩnh Đề Nắm đã tổ chức tập hợp nghĩa quân chống Thanh phỉ sau đó tập kích đánh quân Pháp trận đánh tại Đức Lân, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên vào ngày 16 tháng 3 năm 1884, sau thắng lợi ông kéo quân luôn về đình Hả làm lễ tổ chức tế cờ. Đây là sự kiện, đánh dấu son mốc lịch sử, phát động cuộc Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế kéo dài dòng rã đầy gian khổ trường kỳ ngót 30 năm (1884-1913) vào nửa cuối của thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. 

Dưới sân đình Hả rợp bóng rừng Lim xanh, lễ hội có tổ chức lễ dâng hương, tế cờ và các trò chơi dân gian... Nhân dân địa phương cùng du khách thập phương lại nô nức kéo về trẩy hội, thắp hương tưởng nhớ vị tướng quân Đề Hả và những nghĩa quân anh hùng quên mình xả thân vì đất nước. 

Rừng Lim xanh, cụm di tích lịch sử đình, chùa Hả đóng góp một phần quan trong trong việc cải tạo cảnh quan, môi trường sinh thái khu vực, mang màu xanh tô điểm cho cảnh quan cụm di tích thêm uy nghiêm nơi tâm linh nơi khắc dấu mốc son lịch sử oai hùng cuộc khởi nghĩa Nông dân Yên Thế. 

Trong chiến tranh, rừng trở thành lũy thép, vòng vây, phên dậu ngụy trang ngăn quân thù. Từ những ngày đầu tiền khởi nghĩa, rừng chứng kiến dấu ấn đi qua bao binh lửa chiến tranh, từ chống thổ phỉ, chống thực dân Pháp, chống Mỹ của thế kỷ trước.

Rừng lim xanh hùng dũng vươn mình trong lửa đạn che chở cho những nghĩa quân, bộ đội anh hùng xông pha chặn đánh quân thù bảo vệ căn cứ, xóm làng, quê hương đất nước. Chính vì lẽ đó, từ xa xưa trải qua nhiều thế hệ, bà con và nhân dân nơi đây cùng Chính quyền địa phương xã Tân Trung luôn tâm niệm hằn sâu trong tiềm thức mỗi người, coi việc bảo tồn, gìn giữ rừng Lim xanh cổ thụ cụm di tích đình, chùa Hả là trách nhiệm, vinh dự to lớn như một báu vật linh thiêng gắn liền với lịch sử./. 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

bvc
fsdf
hkh
dsfdf

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.

Bình Thuận: Công ty Hoàng Long khai thác cát trái phép ở huyện Hàm Tân?

Cần xử lý mạnh tay với việc khai thác cát ngoài mốc giới tại mỏ cát của Công ty Hoàng Long và chấm dứt tình trạng xe quá tải gây bụi bặm quanh khu vực mỏ cát Tân Đức

Hải Phòng: Công ty Kiên Ngọc tạm dừng hoạt động khai thác đá để xác định bán kính an toàn

Công ty TNHH Kiên Ngọc đã tạm dừng hoạt động nổ mìn khai thác tại mỏ đá vôi phía Tây nam, khu B- Trại Sơn, xã An Sơn để xác định bán kính an toàn khi nổ mìn khai thác đá theo văn bản yêu cầu của UBND huyện Thuỷ Nguyên

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép gần trụ sở xã Đức Chánh (Bài 2)

UBND xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi vừa tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử lý DN chứa cát trái phép.