moitruongplus Diện tích đóng cửa mỏ là 5,8ha được UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 2805/GP-UBND ngày 13/9/2017.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

UBND tỉnh Hải Dương vừa phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của Công ty Cổ phần Khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương.

Việc đóng cửa mỏ nhằm thanh lý tài nguyên thuộc phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng; đưa khu vực đã khai thác khoáng sản và khu vực thuê đất về trạng thái an toàn; thực hiện thủ tục đất đai đối với diện tích đóng cửa mỏ theo quy định của pháp luật; quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật khoáng sản.

UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Công ty Cổ phần Khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương phải thực hiện việc đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường đối với diện tích 1,42ha còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản số 2001/GP-UBND ngày 4/8/2010 (phần không trùng với diện tích giấy phép khai thác khoáng sản số 2805/GP-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh Hải Dương) và cải tạo, phục hồi môi trường diện tích 10,93ha đất được thuê làm hành lang an toàn khai thác mỏ đá vôi Tân Sơn theo quy hoạch sử dụng đất của thị xã Kinh Môn, bàn giao cho UBND phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai.

Công ty Cổ phần Khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương phải thực hiện đầy đủ khối lượng, tiến độ theo Đề án được phê duyệt; rà soát, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc khai thác khoáng sản, sử dụng đất, bảo vệ môi trường đối với diện tích đóng cửa mỏ theo quy định; bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong quá trình thực hiện Đề án.

Theo Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương, thời gian đóng cửa mỏ là 39,5 tháng từ ngày nhận được quyết định, kinh phí gần 3 tỷ 075 triệu đồng do Công ty Cổ phần Khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương đầu tư.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffd
gd
fwefw
bvc

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.