moitruongplus Một loạt nhà hàng bề thế, xây dựng hoành tráng trên diện tích hàng nghìn m2 đất nông nghiệp ở thôn Giữa, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm nhưng không bị xử lý dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận.

Theo thông tin từ người dân ở thôn Giữa, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, nhiều năm qua, trên địa bàn tồn tại một loạt công trình nhà hàng, quán ăn được xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại đường 206 – Ga Lạc Đạo, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và những hệ luỵ tiêu cực đến môi trường, nhưng không bị cơ quan chức năng xử lý.


Toàn cảnh khu đất nông nghiệp rộng hàng nghìn m2 bị ‘hô biến’ thành đất kinh doanh nhà hàng, ẩm thực.

Theo tìm hiểu, năm 2013, khu đất cạnh ga Lạc Đạo được UBND huyện Văn Lâm cấp đất với mục đích xây dựng trang trại kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng đến năm 2017, các hộ dân đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống gồm: Nhà hàng Tín Hiệu, nhà hàng Phong Độ và nhà hàng Hoàng Gia.

Người dân ở thôn Giữa, xã Lạc Đạo cho biết, việc tồn tại các nhà hàng này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Bao quanh 3 nhà hàng này là các ao, hồ nước lớn, do đó người dân lo lắng rằng nếu không kiểm soát, xử lý tốt nguồn nước thải mà xả thẳng ra ngoài môi trường sẽ gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường là rất lớn. Đáng nói, tại bãi đất trống phía sau các nhà hàng lại biến thành nơi tập kết rác, làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của người dân sinh sống khu vực lân cận.


Ao hồ bị ô nhiễm từ hoạt động kinh doanh của các nhà hàng.

Có mặt tại khu vực dãy nhà hàng trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận khách ra vào ăn uống tấp nập, tại đây khách hàng được phục vụ đầy đủ các món ‘sơn hào hải vị’. Theo quan sát, phía trong một nhà hàng còn đang xây dựng cơi nới thêm phòng để phục vụ thực khách.

Đáng nói, các nhà hàng này nằm ngay ngã tư nơi có đường tàu chạy qua, tại đây thường xuyên xảy ra xung đột giao thông gây nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.


Một nhà hàng đang tiếp tục xây dựng thêm công trình để phục vụ kinh doanh.

Bà Nguyễn Thị H - người dân địa phương bức xúc, chúng tôi nhiều lần thót tim khi chứng kiến các vị khách ăn nhậu say xỉn đi từ nhà hàng ra, băng qua đường tàu với tốc độ cao, may mà không có tai nạn nào nghiêm trọng xảy ra. Tuyến đường này ngày nào cũng nườm nượp xe qua lại, có những hôm vào giờ cao điểm từng đoàn xe tải lưu thông gây tắc đường trong nhiều giờ.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ là thế, nhưng cho đến thời điểm này các cấp chính quyền xã Lạc Đạo và huyện Văn Lâm vẫn không có động thái xử lý, khiến cho dư luận xã hội và người dân địa phương bức xúc đặt nghi vấn liệu có sự bao che cho các vi phạm này?


Vị trí các nhà hàng nằm ngay ngã tư nơi có đường tàu chạy qua, thường xuyên xung đột giao thông, gây nguy mất an toàn giao thông là rất lớn.

Để rộng đường dư luận, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Sái Khoa Anh - Chủ tịch UBND xã Lạc Đạo. Tại buổi làm việc, ông Sái Khoa Anh khẳng định, các công trình vi phạm này đã tồn tại nhiều năm nay. UBND xã cũng đã ban hành 5 quyết định cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm, lộ trình trong thời gian tới sẽ xử lý hết tất cả các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, người đứng đầu chính quyền xã Lạc Đạo phân trần, đối với các nhà hàng này, xã cũng đã lên làm việc rất nhiều lần rồi và có biên bản làm việc về những vi phạm. Tuy treo biển nhà hàng, nhưng thực chất đây không phải nhà hàng. Bên trong họ chăn nuôi, trồng trọt phục vụ ăn uống qua bữa qua ngày cho các công nhân khu công nghiệp.

Thế nhưng, khi PV đề nghị tiếp cận hồ sơ về các biên bản làm việc, quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế của UBND xã Lạc Đạo đối với các nhà hàng này thì Chủ tịch xã Sái Khoa Anh lại ‘né’ không cung cấp, và tiếp tục khẳng định thời gian tới sẽ xử lý các trường hợp đó.


Hai nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 (khoanh đỏ) bị phản ánh dấu hiệu xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Theo Điểm d, khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai 2013 quy định "Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Như vậy, loạt nhà hàng trên đã tự ý chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp phát triển kinh tế trang trại sang đất kinh doanh nhà hàng ẩm thực là vi phạm Luật Đất đai.

Đáng nói, những nhà hàng trên tồn tại đã nhiều năm nhưng không hề bị chính quyền địa phương xử lý. Điều này đã gây hệ lụy rất lớn về môi trường, mất an toàn cháy nổ và an ninh trật tự cho các hộ dân lân cận trong thời gian dài.

Rất mong UBND tỉnh Hưng Yên, chính quyền huyện Văn Lâm sớm kiểm tra, xử lý nghiêm những sai phạm về đất đai, xây dựng tại đây. Đồng thời xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương có dấu hiệu buông lỏng quản lý, khi để các công trình vi phạm tồn tại trong thời gian dài gây bức xúc dư luận xã hội.

Trong một diễn biến khác, ngoài những sai phạm tại các nhà hàng trên, thì tại thôn Giữa, xã Lạc Đạo còn tồn tại nhà xưởng của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Quốc tế VINASI với diện tích hàng nghìn m2 cũng bị phản ánh dấu hiệu xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, tại buổi làm việc với PV, ông Sái Khoa Anh từ chối trả lời và cung cấp thông tin liên quan,  lý do mà vị này đưa ra là các công trình này do tỉnh Hưng Yên quản lý?!

Liên quan đến nội dung này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ đặt lịch làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Lâm, và sẽ thông tin đến bạn đọc trong các bài báo sau.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

bvc
fsdf
hkh
dsfdf

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.

Bình Thuận: Công ty Hoàng Long khai thác cát trái phép ở huyện Hàm Tân?

Cần xử lý mạnh tay với việc khai thác cát ngoài mốc giới tại mỏ cát của Công ty Hoàng Long và chấm dứt tình trạng xe quá tải gây bụi bặm quanh khu vực mỏ cát Tân Đức

Hải Phòng: Công ty Kiên Ngọc tạm dừng hoạt động khai thác đá để xác định bán kính an toàn

Công ty TNHH Kiên Ngọc đã tạm dừng hoạt động nổ mìn khai thác tại mỏ đá vôi phía Tây nam, khu B- Trại Sơn, xã An Sơn để xác định bán kính an toàn khi nổ mìn khai thác đá theo văn bản yêu cầu của UBND huyện Thuỷ Nguyên

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép gần trụ sở xã Đức Chánh (Bài 2)

UBND xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi vừa tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử lý DN chứa cát trái phép.