moitruongplus Theo Luật Đất đai năm 2013 có 2 loại hạn mức đó là hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất, Vậy hạn mức giao đất với hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai 2013 có gì khác nhau?

Hạn mức giao đất là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình và cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác hoặc do khai hoang phục hóa, nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình,cá nhân sử dụng,tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn,đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của  hộ gia đình,cá nhân mà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất.


Ảnh minh họa. TL

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình cá nhân được nhận trên cơ sở nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất…cơ sở xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất được xác định thông qua hạn mức giao đất của từng địa phương quy định.

Theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013 về hạn mức giao đất nông nghiệp

 Hạn mức giao đất thường được xác định đối với loại đất là đất nông nghiệp, nhưng vẫn còn có một số loại đất khác được xác định hạn mức như giao đất làm muối hay đất làm kinh tế trang trại (căn cứ quy định tại Điều 138, 142 Luật Đất đai 2013). Chủ thể giao đất là Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình để sử dụng đất theo mục đích mà Nhà nước giao.

Theo quy định tại Điều 130 Luật Đất đai 2013 về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân:

"1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này”.

 Có thể thấy, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ quy định với loại đất là đất nông nghiệp và đối tượng áp dụng cũng là đối với hộ cá nhân, gia đình. Ngoài ra mức nhận chuyển quyền sử dụng đất không cố định mà sẽ tùy thời điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng và từng thời kì phát triển.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gd
fwefw
bvc
fsdf

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.

Bình Thuận: Công ty Hoàng Long khai thác cát trái phép ở huyện Hàm Tân?

Cần xử lý mạnh tay với việc khai thác cát ngoài mốc giới tại mỏ cát của Công ty Hoàng Long và chấm dứt tình trạng xe quá tải gây bụi bặm quanh khu vực mỏ cát Tân Đức