moitruongplus Mới đây, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã có báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý việc hộ dân tự ý san gạt, hạ độ cao đất đồi tại thôn Yên Hồng, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng.



Vạt đất rừng bị cắt tầng san gạt trái phép tại xã Yên Lư.

Ngày 15/12/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký văn bản yêu cầu UBND huyện Yên Dũng, cơ quan chuyên môn kiểm tra, xử lý việc khai thác đất rừng, san gạt mặt bằng, vận chuyển khoáng sản trái phép tại thôn Yên Hồng, xã Yên Lư.

Sau đó, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng đã yêu cầu cơ quan chuyên môn, UBND xã Yên Lư nhanh chóng kiểm tra, làm rõ sự việc. Kết quả xác minh cho thấy có việc khai thác, san gạt cắt tầng đất rừng như báo chí phản ánh.

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ngày 22/12/2022, khu đất đã đào múc, san gạt, cắt tầng thuộc thửa đất số 82 và 83, tờ bản đồ số 120 thôn Yên Hồng, xã Yên Lư, diện tích đã san gạt, hạ độ cao là 1.522 m2 (diện tích đất san gạt, hạ độ cao năm 2017-2018 là 1.231,8 m2; diện tích san gạt, hạ độ cao thực hiện ngày 13/12/2022 là 290,2 m2).

Chủ sử dụng đất là hộ ông Nguyễn Văn Tấn, thôn Yên Hồng, xã Yên Lư (theo xác minh của UBND xã Yên Lư, khu đất lâm nghiệp trên là của bố ông Tấn trước khi chết tặng cho anh em ông là Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Văn Tấn. Vị trí múc đất, san gạt, hạ độ cao là phần diện tích đất của gia đình ông Tấn).

Hộ gia đình đã tự ý đào múc, san gạt, cắt tầng mục đích tạo mặt bằng để giữ nước, trồng cây có giá trị kinh tế cao, phần cắt tầng mặt bằng dự định đặt mộ của người thân trong gia đình; không vận chuyển đất ra ngoài khu vực thửa đất (ngày 13/12 gia đình chỉ cho lái xe ô tô 1 xe đất chở về vườn nhà). Ngày 16/12, Chủ tịch UBND xã Yên Lư ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền 3.500.000 đồng đối với ông Tấn.

Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng đã chỉ đạo Chủ tịch UBND xã Yên Lư phối hợp với các cơ quan chuyên môn yêu cầu hộ gia đình vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của thửa đất (cả phần vi phạm cũ và mới) và trồng lại rừng theo quy định. Giao Hạt Kiểm lâm huyện hướng dẫn gia đình lựa chọn cây trồng, tổ chức trồng cây tại đây. Gia đình ông Tấn không được đặt mộ tại khu vực đất lâm nghiệp vừa san gạt mà phải di chuyển về nghĩa trang tập trung của thôn.

UBND xã Yên Lư có trách nhiệm yêu cầu hộ gia đình hoàn thành việc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của thửa đất trước khi vi phạm xong trước ngày 15/1/2023 và hoàn thành việc trồng cây đối với toàn bộ khu vực vi phạm; chỉ đạo cán bộ tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm phát sinh trên địa bàn và chịu trách nhiệm nếu để vi phạm phát sinh mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý.

Ngày 16/12/2022, UBND xã Yên Lư tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản đối với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND xã và công chức địa chính, cấp ủy ban quản lý thôn Yên Hồng, xã Yên Lư do không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý trường hợp vi phạm theo quy định.

Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn, chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19-CT/TU và Kết luận số 120-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai theo đúng Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 10/9/2021 của UBND huyện.

Thường xuyên kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai nói chung và đất trồng rừng nói riêng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, tham mưu xử lý các vi phạm phát sinh. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện nếu để vi phạm phát sinh mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffd
gd
fwefw
bvc

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.