moitruongplus Một diện tích lớn đất đồi tại xã Sơn Lâm và xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn bị khai thác và vận chuyển trái phép trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có dấu hiệu "ngó lơ”.

Trước đó, tháng 4/2022, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có bài viết về vấn nạn "đất tặc: "Khánh Hòa: Khai thác, vận chuyển đất trái phép gây ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường sá tại Khánh Sơn”. Điều đáng nói, cho đến nay sự việc không hề được giảm xuống ngược lại nạn khai thác đất tràn lan còn xảy ra với cường độ cao hơn.


Hiện trường quả đồi bị băm nát suốt nhiều tháng qua

Sau gần 7 tháng, PV quay lại hiện trường khai thác đất trái phép tại xã Sơn Lâm và xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn những tưởng hiện trạng này đã được khắc phục nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

Từng đoàn xe chở đất không che chắn thùng vẫn nối đuôi nhau khai thác đất từ Thành Sơn chở về điểm tập kết cạnh con suối tại xã Sơn Lâm, ngay vị trí trước đó mà PV đã phản ánh. Trên công trường hàng loạt máy múc, máy cẩu khổ lớn hoạt động hết công suất. Tiếng ồn ào, khói bụi, ô nhiễm bao phủ cả một vùng rộng lớn.

Theo tìm hiểu, đất được khai thác tại xã Thành Sơn sau đó mới di chuyển về điểm san lấp ngay cạnh dòng suối ở thôn Ha Nít xã Sơn Lâm. Trong suốt quá trình máy múc băm nát quả đồi, đất được xúc lên xe, đoàn xe tải nối đuôi nhau chờ đến lượt, rồi từng đoàn xe rồng rắn vận chuyển đất về bãi tập kết là cả một chặng đường dài. Cùng với đó là bụi bặm bay trắng mù mịt, đoàn xe còn hiên ngang chở đất cao vút, không che chắn phủ bạt. Tuy nhiên chúng tôi dường như không hề thấy sự xuất hiện của các cơ quan hữu quan xuống kiểm tra, giám sát.

Trên đường ghi nhận thấy phóng viên quay hình tình trạng con đường xuống cấp, bụi bặm cùng với đoàn xe chở đất gây ô nhiễm thì được Bà Hồng- một người dân địa phương chia sẻ: " Tình trạng đường mà nó bụi bặm 5, 6 tháng trời rồi, nhà thì trẻ nhỏ, kiến nghị xuống chính quyền nhưng không được giải quyết. Người dân chúng tôi phải chịu như vậy á, 5 -6 tháng nay rồi giờ chỉ nhờ các cấp chính quyền, các ngành trên giải quyết sao cho người dân ở đây đỡ khổ đi. Bụi nhà trẻ nhỏ nhiều, dừ nhà cứ đóng kín mít cửa lại như vậy. Đất chở đá là đầy không che, không đậy chi cả, đi đổ đầy vãi đường đi. Học sinh đi tan trường về là nó bụi, đi không nổi, không thấy đường đi. Một cái xe chạy qua là đi không nổi, dân ở đây là bức xúc lắm. Tình trạng mà sống cứ bụi bặm a ri thì chịu răng được, sống không nổi chứ phải là không đâu".


Từng đoàn xe chở đất không che chắn thùng nối đuôi nhau

Theo thời gian, nạn "đất tặc” đã biến nơi đây thành những vùng đất nham nhở, trơ trọi. Nhiều khu vực đất bị múc đi để lại các hố taluy sâu hoắm, nguy cơ sạt lở luôn rình rập. Đoàn xe được dán phù hiệu Công ty TNHH ĐT XD Phương Đài

Một người dân khác trình bày: "Mỗi ngày, có đến hàng trăm lượt xe chở đất, môi trường sinh thái bị biến đổi hoàn toàn, con đường tỉnh lộ 9 ngày nào cũng phải "oằn mình" gánh chịu hàng trăm lượt xe tải trọng lớn chạy qua. Bà con chúng tôi không chỉ phải sống trong môi trường ồn ào, ô nhiễm mà còn chịu nguy cơ tai nạn giao thông, sạt lở đất đồi. Chỉ mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc, ngăn chặn tình trạng này”.


Xe hiên ngang chở đất cao vút, không che chắn phủ bạt

Để làm rõ thực trạng khai thác đất trái phép tại đây, chúng tôi đã liên hệ ông Nguyễn Quốc Thái, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Khánh Sơn, ông Thái cho biết: "Hiện tại trên địa bàn huyện không hề có mỏ khai thác đất nào được cấp phép và cũng không có mỏ đất."

Như đã đề cập ở bài viết trước, thật khó tin khi khu vực đổ đất lại nằm gần UBND xã Sơn Lâm ngay đoạn đường TL9. Ngạc nhiên hơn, khi chúng tôi phản ánh vấn đề thì chính quyền địa phương không hề có động thái gì lại tỏ ra như không hề hay biết.


Đất được khai thác tại xã Thành Sơn sau đó di chuyển về điểm san lấp ngay cạnh dòng suối ở thôn Ha Nít

Liên quan đến hoạt động khai thác đất tại xã Sơn Lâm, ông Nguyễn Quốc Thái, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Khánh Sơn, thông tin, hiện tại không có bất kì giấy phép khai thác khoáng sản nào tại xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn.

Mặc dù không có mỏ đất nào được cấp phép nhưng từ tháng 4 tới nay tình trạng khai thác đất tràn lan vẫn diễn ra mặc dù đã được báo chí phản ánh nhưng đâu đó dường như sự vào cuộc của chính quyền địa phương gần như không có, tình trạng làm ngơ cho Công ty Phương Đài khai thác đất thể hiện rõ ở công tác quản lý.




Hàng trăm lượt xe chở đất, môi trường sinh thái bị biến đổi hoàn toàn, con đường bị xuống cấp nghiêm trọng

Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cũng khẳng định, toàn huyện không ai được cấp phép khai thác đất hết.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao tình trạng khai thác đất "lậu” như thế vẫn có thể ngang nhiên hoạt động tại huyện Khánh Sơn?

Hoạt động khai thác đất trái phép đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường và đời sống người dân, cơ quan nào sẽ là đơn vị phải chịu trách nhiệm trước môi trường, ngân sách và quyền lợi nhân dân? 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffd
gd
fwefw
bvc

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.