moitruongplus Dự án mới mang tên "One Day, 2050" của Sony hình dung ra tương lai và cách con người sẽ sống ở Tokyo vào năm 2050. Một trong những sản phẩm của dự án là mô hình nhà ở trên biển với sự hợp tác của các nhà khoa học viễn tưởng.

Biến đổi khí hậu, băng tan chảy và sự giãn nở nhiệt của nước biển ấm lên có thể dẫn đến tình trạng mực nước biển dâng cao và đe dọa lớn đối với nền văn minh nhân loại. Con người đang không ngừng tìm tòi ra các giải pháp nhà ở cho con người trong tương lai nếu một ngày biến đổi khí hậu chạm tới ngưỡng cực đoan và con người không còn nơi để sinh sống trên đất liền.

Các nhà thiết kế và nhà viết truyện khoa học viễn tưởng của Sony đã hình dung cuộc sống trong một tương lai không xa, các thành phố ven biển được thay thế bằng nhà nổi dành cho những người tị nạn do tác động của biến đổi khí hậu và những người mất nhà cửa do nước biển dâng. Không có đất để sinh sống, con người phải tái định cư trên những ngôi nhà dạng vỏ và trôi dạt trên đại dương, tìm kiếm nguồn thức ăn và tìm nơi trú ẩn an toàn.

Theo Sony, những ngôi nhà dạng vỏ nổi có cấu trúc kép sẽ luôn ổn định ngay cả khi có mưa bão. Bên ngoài lớp vỏ được thiết kế để ngăn sóng và giảm rung lắc, bên trong nhà là nơi con người sinh hoạt. Các khoang rộng rãi có ba tầng để sinh hoạt cả trên và dưới nước, và cả ba đều được kết nối với cầu thang. Chúng ta có thể tưởng tượng ngôi nhà vỏ ốc sẽ có thiết kế và nội thất như boong-ke trong các bộ phim viễn tưởng.


Ngôi nhà dạng vỏ và trôi dạt trên đại dương. Ảnh: Sony

Để di chuyển trong nước, những ngôi nhà này sử dụng vòi phun nước. Ngoài pin nằm ở dưới cùng của nhà và bình năng lượng, lớp vỏ được trang bị các tấm pin năng lượng trên mái nhà để hấp thụ năng lượng Mặt trời. Ngoài ra, ngôi nhà sẽ tự làm sạch nước bằng hệ thống máy bơm lọc trong lúc di chuyển trên đại dương. Khi hai hoặc nhiều ngôi nhà gặp nhau, chúng có thể tạo thành một cấu trúc giống như tổ ong và thậm chí là cả "thành phố biển". Khi kết nối, chúng cũng có thể truyền năng lượng từ bình năng lượng này sang bình năng lượng khác bất cứ lúc nào và tạo thành một hệ thống điện.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.