moitruongplus Trong phiên giao dịch ngày 25/10, giá dầu thế giới chạm mức cao nhất nhiều năm, trước khi ổn định trở lại vào cuối phiên, giữa bối cảnh nguồn cung dầu toàn cầu bị thắt chặt và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tăng cao tại Mỹ.

Tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn đi ngang ở mức 83,76 USD/thùng. Trước đó, cũng trong phiên này, giá dầu WTI đã có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2024 là 85,41 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 46 xu Mỹ, lên 85,99 USD/thùng. Trước đó, giá dầu Brent đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 là 86,70 USD/thùng vào giữa phiên này. 

Cả hai loại dầu chủ chốt trên đều tăng khoảng 20% kể từ đầu tháng 9/2021. Giá dầu WTI vừa trải qua chín tuần tăng liên tiếp, trong khi giá dầu Brent ghi nhận tuần tăng thứ bảy liên tiếp.


Ảnh minh hoạ

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi mạnh mẽ có thể đẩy giá dầu Brent lên trên mức dự báo vào cuối năm là 90 USD/thùng. Ngân hàng ước tính việc chuyển đổi từ khí tự nhiên sang dầu có thể khiến nhu cầu dầu mỏ tăng thêm ít nhất 1 triệu thùng mỗi ngày.

Dẫn ý kiến nhà phân tích thị trường dầu cấp cao tại công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy (Na Uy) - Louise Dickson, cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng toàn cầu tiếp tục hiện ra rõ nét khi giá dầu kéo dài đà tăng trong tuần này, kết quả của việc nhu cầu nhiên liệu liên tục gia tăng, còn nguồn cung hạn chế đang làm cạn kiệt các kho dự trữ toàn cầu.

Sau hơn một năm nhu cầu nhiên liệu giảm sút, mức tiêu thụ xăng và sản phẩm chưng cất đã trở lại mức trung bình trong 5 năm tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới.

Giá dầu cũng được củng cố bởi những lo ngại về tình trạng thiếu hụt than và khí đốt ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu, điều này đã thúc đẩy việc chuyển đổi sang sử dụng dầu diesel và dầu mỏ để sản xuất điện.

Theo thông tin từ Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co (Mỹ), các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và khí đốt hoạt động lần đầu tiên trong bảy tuần ngay cả khi giá dầu giảm.

Giá dầu cũng được hỗ trợ nhờ những lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt và than đá tại Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu, làm thúc đẩy sự chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sang dầu diesel và dầu nhiên liệu để sản xuất điện.

Cùng với đó, các nhà phân tích cảnh báo sẽ có một số sự điều chỉnh trong vài tuần tới khi giá dầu tăng mạnh dẫn đến tâm lý thận trọng gia tăng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Giá xăng chính thức tăng sát mốc 30.000 đồng/lít từ 15h chiều nay (11/3)

Chiều 11/3, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần.

Dự báo giá xăng dầu ngày mai có thể tiến sát ngưỡng 30.000 đồng/lít

Trong kì điều hành ngày mai (11/3), nhiều khả năng giá xăng có thể tăng hơn 2.000 đồng/lít và giá các loại dầu cũng tăng tiếp từ 1.000 – 1.500 đồng/lít/kg.

Giá xăng trong nước có thể tăng lên 30.000 đồng/lít

Giá xăng dầu trong nước có thể lên sát 30.000 đồng một lít vào kỳ điều chỉnh ngày 11/3 nếu Liên Bộ Công Thương - Tài chính không can thiệp bằng các công cụ bình ổn giá.

Giá vàng ngày 7/3: Vàng trong nước ở mức cao kỷ lục

Trước giờ mở cửa phiên sáng nay, giá vàng trong nước ở mức cao kỷ lục.

Giá vàng ngày 2/3: Thị trường vàng trong nước “phi mã”

Sau khi giá vàng thế giới tăng trên 35 USD/ ounce, giá vàng trong nước cũng phi mã.

Từ 15h chiều nay, giá xăng lập đỉnh sau 6 lần tăng liên tiếp

Kể từ 15h chiều nay (1/3), giá xăng RON 95 và E5 RON 92 tiếp tục được điều chỉnh tăng dù đã mức cao kỷ lục.