moitruongplus Với chiến dịch thay đổi bao bì lần này, Coca-Cola khuyến khích người tiêu dùng chung tay vào các hoạt động hỗ trợ tái chế bao bì sau khi sử dụng sản phẩm.

Sáng kiến đưa thông điệp "Tái chế tôi” lên bao bì là hoạt động mới nhất của Coca-Cola trong hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề rác thải bao bì tại Việt Nam một cách toàn diện.


Bao bì "Tái chế tôi" của Coca-Cola Việt Nam

Coca-Cola Việt Nam cho biết, thông điệp "Tái chế tôi” sẽ được áp dụng trên tất cả các thương hiệu và bao bì sản phẩm của công ty tại Việt Nam. Đến cuối năm 2021, công ty sẽ hoàn tất quá trình chuyển đổi này trên phần lớn bao bì sản phẩm trong nước. Ở phạm vi rộng hơn, Coca-Cola Việt Nam cũng sẽ đưa thông điệp khuyến khích tái chế vào các chiến dịch tiếp thị và truyền thông của công ty để tạo cảm hứng cho người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động tái chế.

Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc thu gom và tái chế bao bì là một phần quan trọng trong chiến lược "Vì một thế giới không rác thải” của Coca-Cola. Theo đó, công ty đặt mục tiêu đến năm 2030 thu gom và tái chế tương đương 100% lượng bao bì mà công ty bán ra trên toàn cầu. Đến năm 2025, đạt tỉ lệ 100% bao bì có thể tái chế. Đến năm 2030, sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao bì sản phẩm của công ty.

Năm 2019, Coca-Cola Việt Nam đã chính thức bỏ màng co nhựa trên sản phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 350 ml, 500 ml và 1.500 ml). Năm 2020, Coca-Cola là công ty nước giải khát đầu tiên giới thiệu bao bì được làm từ 100% nhựa tái chế (rPET), áp dụng cho sản phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 500 ml) tại thị trường Việt Nam. Năm 2021, công ty đã thay thế chai nhựa xanh đặc trưng bằng chai nhựa PET trong suốt dễ tái chế cho các sản phẩm Sprite, qua đó, thúc đẩy hoạt động tái chế chai Sprite tại địa phương.

Coca-Cola cũng hợp tác cùng các công ty khác thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) với mục tiêu thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua phát triển quy trình thu gom và tái chế bao bì theo hướng dễ tiếp cận và bền vững hơn tại Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về chiến lược "Vì một thế giới không rác thải”, truy cập: https://www.cocacolavietnam.com/phat-trien-ben-vung.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch ''Giờ Trái đất 2022''

Mới đây, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) thông tin, hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2022 với chủ đề “Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ”

Đắk Nông: Cần làm rõ hoạt động từ mỏ đá của Cty Trường Hải

Mới đây, người dân xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông phản ánh về việc, người dân bị “tra tấn” bởi tiếng ồn của máy nghiền đá và bụi mù mịt, gây ô nhiễm môi trường từ mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng Trường Hải tại thôn 5, xã Thuận Hà.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp tổn thất do Sở kế hoạch và đầu tư sửa đổi ĐKKD trái quy định

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh sửa đổi đăng kí kinh doanh trái quy định, gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Bài 3: Chính quyền có đang “tiếp tay” cho vi phạm của Công ty TNHH Sơn Đồng?

Báo chí phản ánh, huyện Chương Mỹ vào cuộc chỉ đạo Chủ tịch xã Tiên Phương kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, giao thông đường bộ đối với ông Nguyễn Văn Tiễn-Công ty TNHH Sơn Đồng, nhưng Chủ tịch xã vẫn làm ngơ trước vi phạm.

Thoái vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hà Nội (HNX), UBND tỉnh Sơn La sẽ thoái một phần vốn tại Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La (Sơn La Urenco) thông qua hình thức bán đấu giá cổ phần.

Bình Phước: Xử phạt 192 triệu đồng HTX Phương Thảo ngang nhiên xả thải ra môi trường

Sở TNMT tỉnh Bình Phước đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 192 triệu đồng đối với HTX Nông nghiệp Dịch vụ Thương mại Phương Thảo do vi phạm trong lĩnh vực BVMT. Đồng thời, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ÔNMT.