moitruongplus Tận dụng diện tích đất ruộng cấy lúa kém chất lượng, anh Đồng Văn Tuấn (xã Bá Xuyên, TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại hoa như hoa huệ, hoa hồng. Với 6.000m2 trồng hoa hiện nay, mỗi năm gia đình anh thu về khoảng 100 triệu đồng tiền lãi.

Tốt nghiệp phổ thông rồi trải qua đủ thứ nghề khác nhau, anh Đồng Văn Tuấn (xóm La Cảnh 1, xã Bá Xuyên, TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) vẫn không khấm khá hơn. Tình cờ, anh được một người quen giới thiệu và bày cho cách trồng hoa nên đã quyết định về quê lập nghiệp.

Với 6.000m2 đất ruộng, anh Tuấn trồng các loại hoa như: Dơn, cúc, ly, huệ, đồng tiền... (Ảnh: Hà Thanh)

Năm 2010, anh Tuấn bắt đầu trồng thử nghiệm hai luống hoa cúc và hoa thược dược trên diện tích đất ruộng của gia đình. Ban đầu, anh gặp rất nhiều khó khăn và liên tiếp thất bại trong 4 năm do chưa có kinh nghiệm.

Dần dần, anh Tuấn rút được kinh nghiệm chăm sóc hoa và phát triển quy mô lớn hơn. Đến nay, diện tích trồng hoa của gia đình anh lên tới 6.000m2 với các loại hoa chủ yếu như: Cúc, ly, dơn, huệ, đồng tiền, lan…

Trong đó, hoa cúc được trồng số lượng lớn do tiêu thụ dễ hơn, cả vào những ngày thường. Còn hoa huệ là loại hoa dễ trồng nhất vì không phải che nắng, che mưa.

Anh Tuấn cho biết, so với các loại cây trồng khác thì trồng hoa hiệu quả kinh tế cao hơn, tuy nhiên công chăm sóc lại nhiều hơn.

Việc chăm sóc các loại hoa thường thuận lợi nhất từ tháng 10 âm lịch đến hết tháng 4 âm lịch năm sau. Riêng hoa huệ thì chỉ thích hợp trồng vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch hằng năm.


Hoa huệ là loại hoa dễ trồng nhất, thích hợp nhất trồng vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch hàng năm (Ảnh: Hà Thanh)

Khác với nhiều người, anh Tuấn trồng hoa dưới ruộng chứ không trồng trên đất bãi cao. Theo anh Tuấn, trồng hoa dưới ruộng có ưu điểm là độ ẩm cao nên ít phải tưới nước cho cây. Tuy nhiên khi trời mưa thì lại dễ bị ngập úng, vì thế chỉ thích hợp trồng vào mùa đông.

Ngoài ra, nếu trồng luân canh giữa lúa và hoa thì hiệu quả trồng hoa sẽ rất cao, tuy nhiên việc lên luống sau khi trồng lại vụ sau sẽ rất vất vả. Do đó, khoảng 2 – 3 năm, anh Tuấn mới trồng luân canh lúa và hoa.


Hiện nay, anh Tuấn trồng hoa cúc số lượng lớn nhất. (Ảnh: Hà Thanh)

Chia sẻ về kỹ thuật trồng hoa cúc, anh Tuấn cho biết, sau khi trồng cây con khoảng 15 ngày thì tiến hành bấm ngọn để cho cây đẻ nhánh. Đồng thời tưới nước, bón phân và phun thuốc để cây con không bị sâu và chết.

Sau khoảng 20 ngày, anh sẽ ngắt nhánh đem giâm. Sau khi giâm từ 4 – 10 ngày, anh mới tiến hành trồng hoa. Thời gian từ lúc bắt đầu trồng đến lúc thu hoạch hoa cúc kéo dài từ 3 - 3,5 tháng.


Gia đình anh Tuấn cũng trồng thêm một số ít hoa hồng nhằm nâng cao thu nhập. (Ảnh: Hà Thanh)

Ngoài bản thân 2 vợ chồng, đôi khi anh Tuấn cũng thuê thêm người làm để chăm sóc hoa. Tùy theo thời vụ, anh có thể thuê từ 2 – 4 người với ngày công lao động từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày.

Anh Tuấn cho biết, với 6.000m2 trồng hoa hiện nay, mỗi năm gia đình anh thu về khoảng 100 triệu đồng tiền lãi.

Anh dự định sẽ xây dựng thêm hệ thống nhà lưới, từ đó hạn chế tối thiểu hoa bị sâu bệnh hay ảnh hưởng bởi thời tiết.


Bên cạnh các loại hoa thông thường, anh Tuấn còn có khoảng 100 giò lan (Ảnh: Hà Thanh)

Ngoài các loại hoa thông thường như cúc, huệ, dơn… gia đình anh Tuấn còn trồng khoảng 100 giò lan.

Hiện nay, gia đình anh Tuấn chủ yếu bán buôn hoa cho các cửa hàng trên địa bàn TP.Sông Công, thậm chí không có đủ hàng để bán.

Các tin khác


Ông Trần Minh Bình làm Chủ tịch HĐQT VietinBank

Vietinbank vừa chính thức có Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) sau khi được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt về công tác nhân sự.

Nữ tỷ phú 'biến rác thành vàng'

Đang có công việc ổn định, bà Zhing Yin đột ngột bỏ nghề, chuyển sang kinh doanh giấy vụn. Chính điều này đã đưa bà trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc.

Nữ tỷ phú Việt nỗ lực thay đổi định kiến giới trong chuyển đổi số

Theo nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, dành cơ hội tuyển dụng cho nữ trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cao sẽ góp phần thúc đẩy thay đổi nhận thức, định kiến về giới trong xã hội.

Ông chủ của doanh nghiệp xin nhập khẩu 15 triệu liều vaccine Pfizer là ai?

DonaCoop là một doanh nghiệp làm trong lĩnh vực bất động sản, quy mô nhân sự không quá lớn nhưng đã thoả thuận được với Pfizer mua được 15 triệu liều vaccine và được hứa hẹn giao ngay trong tháng 9.

Chủ tịch của BAEMIN đóng góp 20 tỷ cho công tác phòng chống dịch

Với mong muốn được góp sức cùng Chính phủ và các bên đối tác của BAEMIN tại VN, ông Kim Bongjin đã ủng hộ 20 tỷ đồng vào Quỹ vắc-xin và các hoạt động phòng chống dịch COVID-19.

Người gieo ước mơ trên vùng nắng gió

Tại số 09 Nguyễn Thượng Hiền, P. Tấn Tài (TP. Phan Rang -Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) hiện hữu cơ sở sản xuất “Nông sản sấy Thanh Thanh” của Đồng Thị Minh Thanh, quê Cảnh Dương, Quảng Trạch- Quảng Bình