moitruongplus Chủ đầu tư KCN Tân Bình xây dựng nhiều công trình trên đất quy hoạch diện tích cây xanh, đất sử dụng cho mục đích công nghiệp.

Khu Công nghiệp Tân Bình (KCN) được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập số 65/TTg, ngày 1/2/1997, chủ đầu tư là Công ty CP Sản xuất Kinh doanh XNK, Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (Công ty Tanimex); diện tích đất dự kiến 178,63 ha, thời gian xây dựng 5 năm, thời gian cho thuê đất 50 năm.

Theo tìm hiểu của PV, ngoài diện tích đất được Công ty Tanimex sử dụng vào mục đích KCN, hiện có nhiều hạng mục không đúng quy hoạch được duyệt, sai mục đích, xây dựng không phép. Cụ thể như sân bóng đá mini, sân tennis, hồ bơi, nhà hàng dịch vụ, cây xăng… được xây dựng trên đất quy hoạch diện tích cây xanh, đất sử dụng cho mục đích công nghiệp. Ngoài ra, nhiều diện tích đất theo quy hoạch được duyệt là đất công nghiệp nhưng lại xây dựng kho bãi cho thuê.


Đất quy hoạch trung tâm điều hành, dịch vụ công cộng nhưng Công ty Tanimex lại dùng để xây dựng cây xăng.

Bên cạnh đó, hiện quy hoạch chi tiết xây dựng và phê duyệt diện tích cây xanh trong KCN Tân Bình là 7,43 ha, chiếm 7,01%, là không đúng quy định về tỷ lệ cây xanh (chiếm 10%). 

Đáng chú ý, theo quy hoạch được duyệt, có lô đất được duyệt là đất trung tâm điều hành, dịch vụ công cộng, nhưng doanh nghiệp này đã xây dựng cây xăng, gara ôtô, kho xưởng, nhà điều hành cho thuê…, dẫn đến việc sử dụng đất chưa đúng mục đích, phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến môi trường.

Ngày 10/8/2022, có mặt tại KCN Tân Bình, PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận, các công trình trên vẫn đang ngang nhiên hoạt động, bất chấp các quy định pháp luật và quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. 








Nhà hàng dịch vụ, sân tennis, hồ bơi, sân bóng đá mini… được xây dựng trên đất quy hoạch diện tích cây xanh.

Việc vi phạm của Công ty Tanimex xảy ra trong suốt thời gian dài nhưng không hiểu sao các cơ quan chức năng TP.HCM không kiểm tra, xử lý? Ngoài ra, những khoản thu không hợp pháp của DN này được sử dụng vào mục đích gì cũng đang khiến dư luận quan tâm!

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggr
hhy
ggfd
dsfs

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý

Ô nhiễm bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc ở Quảng Yên

Loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) tại thôn 2 xã Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) hoạt động không phép, phát tán bụi bẩn bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc, gây bức xúc dư luận.

Đắk Lắk: Cơ sở sản xuất phế liệu tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm môi trường

Người dân sinh sống tại xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột đang phải sống trong cảnh môi trường ô nhiễm trầm trọng bởi hoạt động sản xuất từ cơ sở tái chế phế liệu của ông Vũ Đức Cường.