moitruongplus Theo Sở Công thương Thái Bình việc đề xuất đưa 3 dự án điện gió trên bờ và ngoài khơi tỉnh Thái Bình với tổng công suất 8.700 MW vào Quy hoạch Điện VIII là khả thi.

Mới đây Sở Công thương tỉnh Thái Bình đã đề nghị Bộ Công thương bổ sung 3 dự án điện gió với công suất 8.700 MW vào Quy hoạch Điện VIII.

Các dự án này gồm dự án điện gió 5.000 MW do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình đề xuất; dự án điện gió ngoài khơi do liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn T&T và Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) đề xuất, công suất 3.000 MW và dự án điện gió 700 MW do Tập đoàn Pondera (Hà Lan) đề xuất.

Ảnh minh họa

Không chỉ đề nghị bổ sung các dự án điện gió, tỉnh Thái Bình cũng kỳ vọng có cả dự án điện khí LNG.

Địa phương này cũng đã đề nghị Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) Dự án Trung tâm Điện - Khí LNG Thái Bình, tổng công suất khoảng 4.500 MW.

Dự án điện khí LNG này gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 công suất 1.500 MW, vận hành năm 2028-2029; giai đoạn 2 công suất 3.000 MW, vận hành năm 2031-2035.

Đồng thời tỉnh cũng đề xuất Bộ Công thương thẩm định đưa dự án điện rác tỉnh Thái Bình công suất khoảng 20 MW vào Quy hoạch Điện VIII.

Tại Thái Bình hiện có Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư với công suất thiết kế 600 MW đã vận hành thương mại ổn định từ tháng 3/2018.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư với công suất thiết kế 1.200 MW đang được đầu tư. Tới ngày 18/11/2021, tiến độ tổng thể của dự án đạt 86,26%, phấn đấu đến ngày 31/12/2022 có thể phát điện thương mại.

Ngoài ra còn có Dự án nhà máy điện gió Tiền Hải, Thái Bình - giai đoạn 1, công suất 40 MW của Tập đoàn Hải Lý với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng, đang hoàn thiện các thủ tục về xây dựng để triển khai thi công.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

feefw
fwfegr
sfds
ffds

Hải Dương: Vi phạm về môi trường, Công ty TNHH Very Vina bị phạt 225 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Very Vina (ở khu Đồng Trục, xã Quang Phục, Tứ Kỳ) 240 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Quảng Ngãi: Dự án bỏ hoang, người dân bức xúc (Bài 2)

Theo nhiều người dân, dự án Trạm dừng nghỉ và bến xe Nam Quảng Ngãi không những xây dựng công trình trái phép mà còn thực hiện đền bù cho dân không đúng Luật đất đai năm 2013.

Hạ Long: Công ty ECO sử dụng giấy phép xây dựng hết hiệu lực để thi công dự án?

Quá trình triển khai xây dựng công trình Điểm dừng nghỉ tại phường Hà Khẩu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), chủ đầu tư đã sử dụng giấy phép xây dựng hết hạn nhưng không thực hiện việc gia hạn theo quy định để thi công, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Sốc: Nhà máy chế biến mủ cao su Linh Hương bơm nước thải đen đặc ra suối?

Đây là hình ảnh thực tế được phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi lại vào sáng ngày 2/4/2024, tại vị trí con suối nằm sát với khu vực xử lý nước thải của Nhà máy chế biến mủ cao su Linh Hương, thuộc xã Long Hưng, huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước

Bình Định: Doanh nghiệp được cấp phép bị ngăn cản, cát tặc thì lộng hành

Điều lạ kì đang diễn ra tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định là hàng ngày người dân ngang nhiên xúc cát khi chưa được phép đi bán còn doanh nghiệp được cấp phép thì người dân phản đối, chính quyền thì không quyết liệt xử lý...

Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc: Lợi dụng nạo vét lòng hồ, DN tận thu đất?

Lợi dụng việc nạo vét, nâng cấp hồ Hà Trì, lợi dụng sự buông lỏng quản lý của chủ đầu tư, đơn vị thi công đã "móc ngoặc" với các nhà máy sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để bán chui hàng ngàn khối đất