moitruongplus Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo để trình Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Nghị quyết thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay từ 1/1 đến hết 31/12 năm sau.

Theo quy định hiện hành, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay là 3.000 đồng một lít (bằng mức trần trong khung thuế). Với mức đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay cho năm sau, tức sẽ còn 1.500 đồng một lít.

Trước đó, để hỗ trợ cho ngành hàng không, mức thuế này đã được giảm 30% về 2.100 đồng một lít, hiệu lực từ tháng 8/2020 đến hết năm nay. Việc đề xuất tăng mức giảm thuế từ 30% lên 50% theo Bộ Tài chính nhằm hỗ trợ hơn nữa cho ngành hàng không.

Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay là khoản thu khi sử dụng nhiên liệu bay. Tuy nhiên thời gian qua, các doanh nghiệp vận tải hàng không phải hạn chế hoạt động, có lúc gần như đóng băng nên chính sách giảm thuế trong giai đoạn vừa qua chưa phát huy hết mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp. Vì thế, cần tiếp tục giảm thuế nhiên liệu bay trong năm 2022 để hỗ trợ ngành hàng không trong giai đoạn bình thường mới.

Do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Bộ Tài chính cho rằng, trong ngắn hạn, sản lượng tiêu thụ bay khó bằng sản lượng trước khi có dịch, tức trước 2020. Với giả định, sản lượng tiêu thụ nhiên liệu bay trung mình mỗi tháng từ 70 triệu lít đến 96 triệu lít mỗi tháng (như năm 2020), số thu ngân sách giảm bao gồm thuế bảo vệ môi trường và giá trị gia tăng dao động từ 1.386 tỷ đồng đến 1.900 tỷ đồng.

Khoản giảm thu thuế bảo vệ môi trường chính là khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước giảm gánh nặng chi phí cho ngành hàng không.

Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam, từ đầu tháng 5 đến nay, gần như 100% chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đóng băng. Doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt Nam giảm 60%, dự kiến năm nay giảm thêm. Đồng thời, số lỗ năm 2021 sẽ lớn hơn mức 16.000 tỷ đồng của năm ngoái, số tiền nộp ngân sách dự kiến giảm 10.000 tỷ đồng.

Vận tải hàng không là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế-xã hội. Bên cạnh chức năng chính là vận chuyển hành khách, hàng hóa, ngành này gián tiếp thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác.

Nhiều nước trên thế giới cũng đã hỗ trợ cho ngành hàng không, như Trung Quốc, Tháo Lan áp dụng nới lỏng thuế, phí; Singapore, Canada... trực tiếp bơm tiền bù đắt chi phí cho doanh nghiệp hoặc mua trái phiếu chuyển đổi, mua cổ phiếu để tăng vốn. Với đặc thù của Việt Nam, Bộ Tài chính đánh giá, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay là khoản phải nộp tác động đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, nên đây là giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Việc giảm thuế bảo vệ môi trường theo Bộ Tài chính giúp giảm chi phí bay, gián tiếp tạo nguồn tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh suy yếu dòng tiền, âm thanh khoản.Việc giảm thuế cũng có tác động gián tiếp khuyến khích các ngành kinh tế khác như thương mại, dịch vụ, du lịch...

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggr
hhy
ggfd
dsfs

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý

Ô nhiễm bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc ở Quảng Yên

Loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) tại thôn 2 xã Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) hoạt động không phép, phát tán bụi bẩn bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc, gây bức xúc dư luận.

Đắk Lắk: Cơ sở sản xuất phế liệu tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm môi trường

Người dân sinh sống tại xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột đang phải sống trong cảnh môi trường ô nhiễm trầm trọng bởi hoạt động sản xuất từ cơ sở tái chế phế liệu của ông Vũ Đức Cường.