moitruongplus Ngay sau phản ánh của Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Công an thành phố tiến hành kiểm tra "vấn đề” về PCCC tại nhà sách Tiến Thọ

Trước đó, ngày 21/2/2023, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Thái Bình: Cần làm rõ những dấu hiệu vi phạm tại nhà sách Tiến Thọ” ( https://www.moitruongvadothi.vn/thai-binh-can-lam-ro-nhung-dau-hieu-vi-pham-tai-nha-sach-tien-tho-a123209.html).

Nội dung bài viết phản ánh: Nhà sách Tiến Thọ (địa chỉ số 456 đường Lý Bôn, TP Thái Bình) đi vào hoạt động thời gian dài nhưng công trình này bị đặt nghi vấn khi chưa đủ điều kiện an toàn PCCC, chưa có đề án bảo vệ môi trường.

Đáng nói, các phương tiện như ô tô, xe máy của khách đến sử dụng dịch vụ của nhà sách thường xuyên để tràn lan ra vỉa hè, lòng đường gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, tiềm ẩn gây tai nạn giao thông. Kèm theo đó là lượng lớn rác thải sinh hoạt hàng ngày bủa vây "mặt tiền” nhà sách này, gây ô nhiễm môi trường quanh khu vực.


Cửa thoát hiểm của nhà sách tại 3 tầng luôn trong tình trạng bị niêm phong.

Theo ghi nhận, nhà sách và khu vui chơi giải trí Tiến Thọ được xây dựng 3 tầng, hoạt động kinh doanh trên diện tích rộng hàng nghìn m2/tầng. Nhà sách nằm ngay giữa trung tâm TP Thái Bình, phía đối diện là cổng trường THPT Lê Quý Đôn.

Cũng theo ghi nhận, tại nhà sách Tiến Thọ, ngoài khu trưng bày, bán sách, tại đây còn có khu vui chơi dành cho trẻ em nằm trên tầng 2 và tầng 3 của toà nhà. 


Tường nhà và tất cả các cột chính toà nhà có dấu hiệu  không được phủ sơn chống cháy theo quy định, thay vào đó được dán các chất liệu như giấy, nilon.

Đi sâu vào bên trong nhà sách, PV ghi nhận công trình này có dấu hiệu không lắp đặt hệ thống hút khói, các trụ cột của toà nhà dường như không được sơn chống cháy, mà thay vào đó được bọc bằng các vật liệu dễ cháy như giấy, xốp. Mặc dù là một khu vui chơi có diện tích rất rộng, lượng khách ra vào nhiều và đặc biệt là rất đông trẻ em đến tham gia vui chơi, thế nhưng mỗi tầng chỉ bố trí một cửa thoát hiểm rất hẹp, mà 02 người tránh nhau còn khó và phía ngoài không có cầu thang thoát hiểm.

Để tới một cửa thoát hiểm ở tầng 3, PV đã rất khó khăn mới mở được cửa, nhưng ngay sau đó, một nhân viên của nhà sách đã chạy tới yêu cầu PV quay lại. PV thắc mắc hỏi tại sao lại không được sử dụng cửa này, thì nhân viên nhà sách cho biết đó là lối đi của cơ quan khác (điện lực – PV). Theo giải thích của nhân viên này, nếu để khách mở cửa này thì nhân viên sẽ phải giải trình với lãnh đạo?!


Rác thải sinh hoạt bủa vây cổng ra/vào nhà sách Tiến Thọ gây ô nhiễm, các phương tiện ô tô, xe máy đỗ tràn lan lên vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị.

Mặc dù là một khu vui chơi lớn tập trung đông người, nằm ngay giữa trung tâm TP Thái Bình, nhưng chỗ tập kết rác thải phía bên ngoài nhà sách được vứt bỏ rất bừa bãi với đủ các loại rác thải sinh hoạt, thùng, hộp bìa carton, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

Bên cạnh đó, tuy nhà sách này có diện tích sân rộng, nhưng dường như không đáp ứng đủ nhu cầu để xe của khách đến vui chơi, mua sắm. Vào những ngày cuối tuần lượng khách đến đây rất đông, bãi để xe chật cứng, xe để tràn xuống lòng đường, vỉa hè, việc này đã gây khó khăn và mất an toàn giao thông mỗi khi học sinh trường THPT Lê Quý Đôn tan học.


 Mặt bằng kinh doanh rộng lớn, với rất đông người dân đến mua sắm và đặc biệt là trẻ em đến tham gia vui chơi nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về PCCC tại công trình này.

Liên quan đến nội dung phản ánh trên, trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Thái Bình cho biết: Sau khi báo chí phản ánh, chúng tôi đã phối hợp với Công an TP Thái Bình để tiến hành kiểm tra công tác PCCC tại cơ sở này.

Thông tin về kết quả kiểm tra, vị này nói: Hiện nay chúng tôi đang tổng hợp kết quả kiểm tra để báo cáo, và sẽ thông tin cho báo chí khi có kết quả cụ thể.


Phía sau công trình không có hệ thống cầu thang thoát hiểm.

Sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình, UBND thành phố Thái Bình đã thể hiện sự thượng tôn pháp luật, qua đó thể hiện không có vùng cấm và mọi công dân, doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Việc làm này đã nhận được đánh giá,  đồng tình ủng hộ cao từ dư luận xã hội và người dân địa phương.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ cập nhật thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm đối với nhà sách Tiến Thọ (nếu có).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggr
hhy
ggfd
dsfs

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý

Ô nhiễm bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc ở Quảng Yên

Loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) tại thôn 2 xã Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) hoạt động không phép, phát tán bụi bẩn bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc, gây bức xúc dư luận.

Đắk Lắk: Cơ sở sản xuất phế liệu tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm môi trường

Người dân sinh sống tại xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột đang phải sống trong cảnh môi trường ô nhiễm trầm trọng bởi hoạt động sản xuất từ cơ sở tái chế phế liệu của ông Vũ Đức Cường.