moitruongplus Từ lâu, ta đã có cụm từ Văn hóa vỉa hè. Đúng vậy, nhìn vào sự sắp xếp, trật tự của vỉa hè mà biết được trình độ văn hóa của một đô thị. Quan sát cách người ta sử dụng, ứng xử với vỉa hè mà biết dân trí của họ đến đâu.


Ảnh minh hoạ. Nguồn internet

Cách đây mấy năm, Quận 1, TP.HCM mở đầu cả nước về lập lại trật tự vỉa hè, trả lại cho người đi bộ. Sự kiện này gắn liền với tên tuổi ông Đoàn Ngọc Hải khi ấy là Phó Chủ tịch UBND quận. Ông đã thẳng tay xử lý, không khoan nhượng mọi vi phạm.

Tiếp theo là tất cả các quận huyện khác ở thành phố này rồi thủ đô Hà Nội cũng đồng loạt ra quân kiên quyết vãn hồi lại kỷ cương. Đây không chỉ là công việc trong lĩnh vực trật tự đô thị mà còn là gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa liên quan đến vỉa hè.

Từ lâu, ta đã có cụm từ Văn hóa vỉa hè. Đúng vậy, nhìn vào sự sắp xếp, trật tự của vỉa hè mà biết được trình độ văn hóa của một đô thị. Quan sát cách người ta sử dụng, ứng xử với vỉa hè mà biết dân trí của họ đến đâu.

Hãy nhìn các thành phố ở những nước văn minh trên thế giới, nhất là ở châu Âu, đều thấy hè, đường của họ không những rộng mà luôn phong quang, sạch sẽ, đặc biệt là không có bất cứ một sự chiếm dụng tùy tiện nào.

Người ta vẫn mở cửa hàng cửa hiệu, có khi cũng bán hàng trên hè phố. Nhưng có sự sắp xếp quy củ và được phép theo quy định giới hạn và chỉ sử dụng trong phạm vi đó. Không bao giờ có sự  lấn chiếm. Vậy nên tuyệt nhiên không thấy bóng dáng cảnh sát trật tự hoặc lực lượng chức năng nào đi dẹp vỉa hè như ở ta.

Ở nước ta, từ bao đời là nền kinh tế lạc hậu, buôn bán nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính. Vỉa hè vốn dĩ được quan niệm là một bộ phận thuộc diện tích được sở hữu trước căn nhà của mỗi hộ để buôn bán, kinh doanh.

Vậy nên mới có tình trạng giả sử ai đó để xe hoặc bất cứ đồ dùng nào công kềnh ở trước nhà người ta thì lập tức bị xua đuổi, mặc dù họ có thể chẳng dùng diện tích đó vào việc gì. Sở dĩ có hiện tượng này vì người ta quan niệm vỉa hè là của họ, ai dùng thì phải được họ đồng ý.

Cũng mới có chuyện khi ngành giao thông đi cắm những tấm biển báo dừng, đỗ xe buýt, đã không ít người ra ngăn cản, không cho cắm vì ngay trước nhà họ mặc dù đó là vỉa hè. Chỉ khi chính quyền phường đến can thiệp, họ mới chịu nhân nhượng.

Từ khi đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường thì vỉa hè lại càng phát huy tác dụng. Có một thời, tất cả đều lao ra vỉa hè để làm kinh tế. Ai cũng chiếu thẳng nhà mình ra mà chiếm dụng, phân chia danh giới vỉa hè. Sự lộn xộn, sự mất đường của người đi bộ còn đi liền với sự tranh chấp, mạnh ai nấy được của nhiều người ích kỷ, chỉ biết mình mà bất chấp mọi thứ xung quanh.


Vỉa hè một đoạn phố Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa, Hà Nội) bị hàng quán phủ kín, không còn lối cho người đi bộ. Ảnh: Trang Thu

Đã có không ít cuộc va chạm dẫn đến gây thương tích, thậm chí án mạng phải đưa nhau ra tòa chỉ vì tranh chấp nhau một hàng gạch nơi vỉa hè. Nếu ở nông thôn, tình làng nghĩa xóm được đề cao thì ở những phố có sự tranh chấp vỉa hè như thế đã cạn hết tình làng nước.

Người ta vẫn nói từ khi nước ta có công cuộc đổi mới đã có sự phát triển đáng kể về kinh tế, đời sống vật chất của số đông người dân được nâng cao nhưng về văn hóa tì ít nhiều có sự xuống cấp. Một trong những biểu hiện đó chính là sự va chạm về vỉa hè như vừa nói.

Vậy nên, việc chính quyền hai thành phố lớn nhất cả nước kiên quyết lập lại trật tự vỉa hè đã không chỉ là giành lại diện tích an toàn cho người đi bộ mà còn có ý nghĩa cao hơn. Đó là trả lại văn hóa vỉa hè, buộc mọi người phải làm quen dần với một thứ văn hóa không phải ai cũng ý thức được.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

êferg
cvcx
fdsfd
jkahkjdh

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).

Huyện Phú Xuyên sẽ vào cuộc kiểm tra việc xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Hồng Minh

Trên khu đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại thôn Đông, hộ ông Bé và ông Bính bị phản ánh đang xây dựng công trình nhà ở kiên cố sai quy định. Để làm rõ, UBND huyện Phú Xuyên sẽ vào cuộc kiểm tra, tránh những hệ lụy về môi trường, đất đai sau này

Cần kiểm tra loạt bến bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường

Mỗi ngày, đoàn xe tải nối đuôi nhau ra vào các bãi tập kết VLXD trên địa bàn xã Xuân Tân (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) để chở cát đi khắp nơi tiêu thụ, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.