moitruongplus Thông tin từ UBND tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt hành chính 7 cá nhân, doanh nghiệp với tổng số tiền 921 triệu đồng và tịch thu hàng nghìn tấn than lậu với tổng trị giá hơn 8 tỷ đồng.

Hàng chục nghìn tấn than không rõ nguồn gốc vi phạm do các cá nhân, doanh nghiệp đã thuê kho, bãi trên địa bàn thị xã Kinh Môn (Hải Dương) để kinh doanh, tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.


Kiểm tra các bãi than ở Hải Dương. Ảnh: TL

Cụ thể, các cá nhân bị phạt ở thị xã Kinh Môn (Hải Dương) gồm: Bà Bùi Thị Ngọc bị phạt 94 triệu đồng, tịch thu 8.726 tấn than tổng trị giá gần 847 triệu đồng; ông Lại Tiến Mạnh bị xử phạt 94 triệu đồng, tịch thu 16.859 tấn xít than tổng trị giá hơn 2,1 tỷ đồng; ông Đỗ Mạnh Dũng bị xử phạt 82,5 triệu đồng, tịch thu 301 tấn xỉ, 993 tấn xít nghiền với tổng trị giá hàng hóa vi phạm hơn 109 triệu đồng; ông Bùi Đức Tiến bị xử phạt 139 triệu đồng, tịch thu 1.424 tấn xỉ, 6.280 tấn xít với tổng trị giá gần 544 triệu đồng.

Ông Hoàng Văn Trường (ở phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) bị xử phạt 94 triệu đồng, tịch thu hơn 5.662 tấn than tổng trị giá  3,7 tỷ đồng.

Công ty TNHH một thành viên Thành Phát 668, trụ sở chính ở phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng và tịch thu hơn 2.247 tấn than cám 8C tổng trị giá gần 389 triệu đồng.

Công ty TNHH Thương mại và vận tải Trường Toàn QN, địa chỉ tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bị xử phạt 237,5 triệu đồng, tịch thu 770 tấn xỉ, 2.743 tấn than các loại với tổng trị giá hàng hóa vi phạm hơn 233 triệu đồng.

Trước đó ngày 27/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" xảy ra tại Công ty CP Yên Phước, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan.

C03 đã ra lệnh bắt tạm giam 12 người, trong đó có bà Châu Thị Mỹ Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước, trú tại quận 12, TP.HCM.

Đáng chú ý, trong số này có 2 bị can từng được biết đến là "đại gia" chơi lan đột biến nổi tiếng trên mạng.

Hai "đại gia" chơi lan đột biến cùng bị bắt trong đường dây than lậu này là anh em song sinh Bùi Hữu Giang và Bùi Hữu Thanh, cùng 33 tuổi, cùng trú tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.

Kết quả khám xét xác định đường dây này đã khai thác hơn 2 triệu tấn than và tiêu thụ hơn 1 triệu tấn than.

Từ việc khai thác than lậu, nhóm của bà Linh và hai anh em "đại gia" lan đột biến đã thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỉ đồng. Số than lậu này, đa phần được vận chuyển về các bãi than lậu trên địa bàn tỉnh Hải Dương để từ đó cung cấp bất hợp pháp đi các địa phương, xuất lậu ra nước ngoài.

Ngoài các bãi than lậu của 2 anh em đại gia lan đột biến, trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ hàng chục năm trước tồn tại hàng chục bãi than lậu gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Công bố Quyết định kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Theo Quyết định số 214, ngày 25/2/2022 của KTNN, cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý nhà nước về TNKS lần này sẽ được tiến hành tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và 11 tỉnh.

Đắk Lắk: Đất tặc vẫn “lộng hành” tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, một số chủ lò gạch lợi dụng vào ban đêm ngang nhiên khai thác đất trái phép tại khu vực thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đưa đất về các lò gạch làm gạch, bất chấp quy định pháp luật.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về địa chất, khoáng sản

Bộ Chính trị vừa mới ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW định hướng về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vĩnh Phúc: Xuất hiện “Cát tặc” tại Sông Lô

Trong các ngày 22 - 23/2/2022 tại khu vực sông Lô đoạn giáp danh giữa xã An Đạo ( Phù Ninh, Phú Thọ)và xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện một số tàu hút, tàu cuốc khai thác cát trái phép vào ban đêm.

Lâm Đồng: Ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá

Từ nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc, giữa đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) tồn tại tình trạng khai thác đá. Tại đây, một số người đã dùng xe múc, xe ủi… để mở đường, làm nhà, đấu nối điện để thực hiện việc khai thác đá.

Bắc Giang tăng cường kiểm tra thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân tăng cường kiểm tra, xử lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản.