moitruongplus Chiều 21/5, sau 3 ngày làm việc tại thành phố Hiroshima, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tuyên bố bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7).

Phát biểu tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị chiều 21/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh G7 là điểm khởi đầu cho các nỗ lực hướng tới xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân trong tương lai, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố một trật tự quốc tế dựa trên quy định và thúc đẩy hợp tác với các nước Nam bán cầu để cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu. Thủ tướng Kishida khẳng định với tư cách là Chủ tịch đương nhiệm G7 trong năm 2023, Nhật Bản sẽ dẫn dắt những nỗ lực của G7 để đạt các mục tiêu được đề ra tại hội nghị thượng đỉnh Hiroshima.


Các nhà lãnh đạo G7 và đại diện của EU chụp ảnh chung tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 20/5/2023. (Ảnh: Reuters)

Trước đó, thông cáo chung của các nhà lãnh đạo G7 công bố ngày 20/5 đã đề cập những nội dung đáng chú ý như các nỗ lực để tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân; phản đối các hành vi sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng; kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng để giúp chấm dứt xung đột Ukraine; khẳng định sẵn sàng xây dựng với Trung Quốc mối quan hệ ổn định và có tính xây dựng; kêu gọi Trung Quốc giải quyết hòa bình vấn đề Eo biển Đài Loan.

Các nhà lãnh đạo G7 cam kết khởi động cơ chế tăng cường ngăn chặn các hành vi cưỡng ép kinh tế; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với các nước đang phát triển và mới nổi để cùng đối phó các vấn đề mang tính toàn cầu.

Thông cáo chung nêu rõ các nước G7 cam kết thực thi các nỗ lực để duy trì sự ổn định tài chính và thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng; bắt đầu các cuộc thảo luận về các quy định chung đối với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuối năm; phối hợp để đẩy nhanh tiến trình chuyển giao sang năng lượng sạch và thúc đẩy tăng cường quyền con người, bình đẳng giới trên toàn cầu. 

Trong 3 ngày hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã có 10 phiên họp về các chủ đề và 3 phiên họp G7 mở rộng với lãnh đạo của 8 quốc gia được mời gồm Việt Nam, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Quần đảo Cook và Comoros.

Ngoài ra, bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 còn có hàng loạt cuộc hội đàm cấp cao song phương và đa phương, trong đó có hội đàm thượng đỉnh Bộ Tứ và hội nghị thượng đỉnh 3 bên Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fđ
dá
fdgfd
fsds

Mỹ: Trợ cấp 6 tỷ USD hỗ trợ giảm 14 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm

Với mục tiêu cải thiện thu nhập cho người lao động cũng như tăng khả năng cạnh tranh, Bộ Năng lượng Mỹ công bố chi 6 tỷ USD để trợ cấp cho 33 dự án công nghiệp tại 20 bang nhằm giảm khí thải carbon.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho

Sáng ngày 25/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam

Anh không áp dụng quy định của EU về kiểm soát ô nhiễm sông

Chính phủ Anh sẽ không áp dụng quy định mới của EU, trong đó yêu cầu các công ty dược phẩm và mỹ phẩm trả tiền cho ô nhiễm sông.

Giải quyết dứt điểm việc chuyển KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp về Tiền Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đề nghị chuyển dự án Khu công nghiệp (KCN) dịch vụ dầu khí Soài Rạp về tỉnh Tiền Giang.

Đài Loan: Nghe thấy nhạc cổ điển là đi đổ rác

Trong cuộc sống hối hả và đầy áp lực hiện nay, việc đổ rác có thể là một công việc dễ gây khó chịu vì những âm thanh inh ỏi của tiếng kẻng, tiếng còi báo.

Hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3/2024: Nước cho hoà bình

Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề "Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.