moitruongplus Bộ GTVT yêu cầu xem xét đưa ra khỏi Dự án PPP thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt 3 nhà thầu năng lực thi công yếu kém, thi công không đảm bảo tiến độ.

Vừa qua, Bộ GTVT vừa có công văn gửi Ban quản lý dự án 6 (PMU6); Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) yêu cầu khẩn trương chỉ đạo các nhà thầu huy động thiết bị, máy móc, nhân lực thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công dự án PPP đường bộ cao tốc Bắc-Nam, đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, hiện tiến độ thi công Dự án rất chậm, sản lượng đến thời điểm hiện tại chỉ đạt khoảng 1.416,40 tỷ đồng (tương đương 16,5% giá trị Hợp đồng) mặc dù Dự án đã được triển khai thi công hơn 17 tháng (gần 1/2 thời gian theo tiến độ của Hợp đồng).

Trong khi đó đây lại là dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT và là công trình trọng điểm quốc gia. Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu các chủ thể tham gia thực hiện dự án cần nhận thức rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan trong công tác quản lý, điều hành để triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ, chất lượng.


Bộ GTVT yêu cầu loại 3 nhà thầu yếu kém tại cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt (Ảnh: Internet)

Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án Khẩn trương chỉ đạo các nhà thầu huy động nhân lực, máy móc, thiết bị, bổ sung đủ các mũi thi công trên công trường theo đúng kế hoạch tiến độ đã được doanh nghiệp dự án chấp thuận, tranh thủ thời tiết thuận lợi, chỉ đạo các nhà thầu làm tăng ca để bù lại tiến độ bị chậm.

Đồng thời, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án kiên quyết loại bỏ các nhà thầu yếu kém về năng lực ra khỏi dự án (đặc biệt là các nhà thầu Công ty cổ phần 456, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Vina2, Công ty TNHH Đại Hiệp), cân đối khối lượng của các nhà thầu có tiến độ thi công chậm hoặc trong quá trình phân chia gói thầu còn chồng chéo để xem xét điều chỉnh cho các nhà thầu khác thi công nhằm đảm bảo tiến độ yêu cầu.

Ngoài việc kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành, doanh nghiệp dự án còn được yêu cầu chỉ đạo các nhà thầu lập lại tiến độ thi công tổng thể, chi tiết các hạng mục theo mốc tiến độ hoàn thành tháng 5/2024 để phê duyệt làm cơ sở để quản lý, theo dõi.

Theo đánh giá của Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng (Doanh nghiệp dự án), trong số 3 nhà thầu được Bộ GTVT "gọi tên”, năng lực yếu nhất là Công ty CP 456 (trụ sở tại số 96 Phan Chu Trinh, phường Đội Cung, TP Vinh, Nghệ An). Nhà thầu này tham gia gói thầu XL01 Liên danh với các Công ty Hòa Hiệp - Đại Hiệp và Thái Yên. Trong đó, Công ty CP 456 đảm nhận thi công tuyến và công trình trên tuyến đoạn Km447+100-Km453+000, có tổng chiều dài 5,9km và thi công các cầu: Nghi Phương 1, cầu Hưng Trung 2, cầu Hưng Đức từ trụ T37 - T46, cầu Nhân Lý, cầu vượt đường N2 và cầu vượt ĐH256, với tổng giá trị hợp đồng là 644,90 tỉ đồng. Giá trị sản lượng của doanh nghiệp này tính đến ngày 18/11/2022 khoảng 88 tỷ đồng hiện nay ước đạt khoảng 13,5% giá trị hợp đồng.

Cùng thực hiện gói thầu XL01, Công ty TNHH Đại Hiệp (trụ sở tại số 6 ngõ 61A đường Duy Tân, phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An), đảm nhận thi công tuyến và công trình trên tuyến: Km463+720.00-Km465+050,00; Km479+000 - Km479+120 bao gồm nút giao QL8A với tổng chiều dài 2,45km. Thi công các cầu: Sông Đào 2, cầu Sông Đào 3, cầu Hưng Đức từ trụ T66 đến T74 và từ trụ T77 đến T80, cầu vượt QL8A và thi công trạm thu phí nút giao QL8A, tổng giá trị hợp đồng là 777 tỉ đồng. Công ty CP Đầu tư và xây dựng Vina2 (trụ sở tại tòa nhà B Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), tham gia gói thầu XL04, liên danh cùng với Công ty Thái Sơn - Licogi13 - Hòa Hiệp. Doanh nghiệp này thiết kế bản vẽ thi công gói XL04 và thi công Trạm thu phí nút giao QL46B. Giá trị sản lượng của doanh nghiệp này tính đến ngày 18/11/2022 khoảng 114,5 tỷ đồng hiện nay ước đạt khoảng 14,7% giá trị hợp đồng.

Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Thành Hưng, ông Nguyễn Quốc Việt, cho biết: "

Tính đến thời điểm này, toàn dự án đã huy động 93/98 mũi thi công, tổng giá trị các nhà thầu thực hiện được là 1.545/1.661 tỷ đồng, đạt 92,7% kế hoạch và đạt 18% giá trị hợp đồng. Trong đó Công ty Vina2 chưa có khối lượng do Trạm thu phí nút giao QL46B chưa tiến hành thi công. Hiện nay, Công ty TNHH Đại Hiệp đang triển khai 4/6 mũi thi công, 25 máy; Công ty CP 456 đang triển khai 12/17 mũi thi công, 27 máy tại các gói thầu mà doanh nghiệp này đang đảm nhận. Theo ông Việt, về năng lực và tiến độ thi công của các nhà thầu, hằng tháng doanh nghiệp dự án đều có báo cáo công khai, minh bạch cho PMU6 và Bộ GTVT". 

Theo đánh giá của doanh nghiệp dự án, trong số các nhà thầu được "điểm mặt” tại dự án thành phần cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, Công ty TNHH Đại Hiệp được đánh giá là nhà thầu mạnh nhất, đã từng có kinh nghiệm làm dự án cao tốc Bắc - Nam. Do vậy, trước ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT, doanh nghiệp dự án cũng sẽ có phương án đề xuất báo cáo Bộ GTVT cho doanh nghiệp này có thời gian khắc phục, để tiếp tục đồng hành cùng dự án. Đối với Công ty CP Đầu tư và xây dựng Vina2, nhà thầu này chỉ thực hiện một gói thầu nhỏ là trạm thu phí nút giao QL46B, thực tế thì đến nay, chưa đến thời điểm khởi công hạng mục này nên chưa phát sinh khối lượng. Tuy nhiên, tại một số hạng mục liên quan, doanh nghiệp này là nhà đầu tư và giao cho các nhà thầu thi công xảy ra tình trạng chậm tiến độ.

Trong số 3 nhà thầu, năng lực yếu và đáng quan ngại nhất vẫn là Công ty CP 456, doanh nghiệp dự án đã nhiều lần có văn bản cảnh báo, yêu cầu hoặc phải có các biện pháp tăng cường đẩy nhanh các mũi thi công, hoặc trả lại cho chủ đầu tư các hạng mục không đảm đương được để điều chuyển khối lượng cho các nhà thầu khác có năng lực, song doanh nghiệp này vẫn cố bám trụ. Sau chỉ đạo của Bộ GTVT, các nhà đầu tư sẽ họp bàn để đưa ra phương án xử lý, trong đó sẽ điều chuyển một phần khối lượng thi công cho các nhà thầu khác có thực lực để đưa dự án về đích theo đúng tiến độ đề ra.

Nguyên nhân dẫn đến dự án thành phần cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt chậm tiến độ, theo chủ đầu tư thì vướng mắc lớn nhất vẫn là nguồn vốn. Từ trước đến nay, chủ yếu là các doanh nghiệp phải tự bỏ tiền túi ra để thi công công trình. Đến ngày 3/10/2022, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An mới có văn bản đảm bảo điều kiện giải ngân vốn tín dụng dự án. Đến nay, doanh nghiệp dự án đã giải ngân được 813 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn góp của nhà nước (VGF) là 349,8 tỉ đồng và vốn vay tín dụng là 85 tỷ đồng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsds
sfds
ds
fdsf

Giải quyết dứt điểm việc chuyển KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp về Tiền Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đề nghị chuyển dự án Khu công nghiệp (KCN) dịch vụ dầu khí Soài Rạp về tỉnh Tiền Giang.

Đài Loan: Nghe thấy nhạc cổ điển là đi đổ rác

Trong cuộc sống hối hả và đầy áp lực hiện nay, việc đổ rác có thể là một công việc dễ gây khó chịu vì những âm thanh inh ỏi của tiếng kẻng, tiếng còi báo.

Hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3/2024: Nước cho hoà bình

Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề "Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Nhật Bản: Động đất tại thủ đô Tokyo làm gián đoạn dịch vụ đường sắt

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết ngày 21/3, một trận động đất có độ lớn 5,3 đã xảy ra tại thủ đô Tokyo và các khu vực phụ cận

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.

Brazil: Nắng nóng kỷ lục, chỉ số nóng bức lên tới hơn 62 độ C

Một đợt nắng nóng ngột ngạt đã tạo ra kỷ lục mới ở Brazil vào ngày 17/3, với nhiệt độ cảm nhận ở thành phố Rio de Janeiro lên tới 62,3 độ C, cao nhất trong một thập niên.